Cần luật hóa việc xử lý nợ xấu

(ĐTTCO) - Ngày 30-9, tại Hà Nội, Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2020 với chủ đề “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách” đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp cùng Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Ảnh phát biểu. Ảnh:VGP.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Ảnh phát biểu. Ảnh:VGP.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, sau 3 năm kể từ khi Nghị quyết 42 (về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng) có hiệu lực, kết quả thu hồi từ biện pháp bán nợ tăng hơn 4 lần so với giai đoạn trước (năm 2013-2017), thu hồi nợ từ biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tăng 1,5 lần. Cùng với đó, tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý một bước quan trọng. Tình trạng cổ đông, nhóm cổ đông lớn thao túng, chi phối ngân hàng về cơ bản được kiểm soát, đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành. Toàn ngành ngân hàng phấn đấu cuối năm 2020 đưa nợ xấu nội bảng và nợ tiềm ẩn về dưới mức 3%.

Các chuyên gia cho rằng, để giải quyết vướng mắc trong vấn đề xử lý nợ xấu hiện nay cần có sự đồng hành quyết liệt hơn từ các bộ, ban ngành, đẩy mạnh việc cho vay tái cấp vốn từ NHNN và điều chỉnh việc giãn, hoãn nợ theo hướng dẫn hiện hành ở mức độ phù hợp. Về giải pháp lâu dài cần luật hóa Nghị quyết 42 trở thành một bộ luật xử lý nợ xấu để đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ.

Các tin khác