2014: Khó xử lý dứt điểm nợ xấu

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý I-2014 của các TCTD, tình hình thanh khoản, tín dụng, huy động vốn… của hệ thống NH những tháng cuối năm 2013 diễn biến tích cực, báo hiệu triển vọng khả quan hơn trong năm 2014. Tuy nhiên, trao đổi với ĐTTC, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội, cho rằng dù áp lực có giảm, nhưng năm 2014 các NH vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết, trong đó nợ xấu phải mất nhiều năm mới xử lý được.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý I-2014 của các TCTD, tình hình thanh khoản, tín dụng, huy động vốn… của hệ thống NH những tháng cuối năm 2013 diễn biến tích cực, báo hiệu triển vọng khả quan hơn trong năm 2014. Tuy nhiên, trao đổi với ĐTTC, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội, cho rằng dù áp lực có giảm, nhưng năm 2014 các NH vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết, trong đó nợ xấu phải mất nhiều năm mới xử lý được.

PHÓNG VIÊN: - Theo ông năm 2014 NHTM cần tập trung giải quyết vấn đề trọng tâm nào?

TS. TRẦN DU LỊCH: - Hệ thống NHTM những năm trước khá bất ổn, nhưng đến nay các NH đã tái cơ cấu, không còn nguy cơ đổ vỡ. Lãi suất huy động chủ yếu vẫn dưới mức trần, lãi suất cho vay cũng giảm, thanh khoản có tính ổn định cao.

Những yếu tố này giúp tình hình tài chính, ngân hàng ổn định hơn. Năm 2013, hệ thống NH ngoài việc tìm cách tăng trưởng tín dụng còn phải đảm bảo vai trò trong việc mua trái phiếu chính phủ. Trên cơ sở đó, năm 2014 và 2015 tiếp tục đặt ra trách nhiệm nặng nề cho ngành NH, đặc biệt đối với tình trạng thâm hụt ngân sách.

Theo đó, hệ thống NH phải bảo đảm lượng mua trái phiếu chính phủ để có tiền trả nợ và đầu tư. Hiện nay lãi suất dù đã giảm nhưng lãi suất trung hạn còn khá cao so với yêu cầu hỗ trợ tái cấu trúc của doanh nghiệp.

Để giải bài toán này không đơn giản, bởi NHTM chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nhưng cho vay trung và dài hạn bằng việc mua trái phiếu, nếu áp dụng lãi suất thấp nữa sẽ rất khó. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3-5 năm khoảng 7,5-8,5%/năm khá an toàn, nhưng NHTM cho vay lãi suất này lại không an toàn.

Đây là thách thức cho NHTM vì yếu tố này tác động lớn đến việc doanh nghiệp tái cấu trúc và đầu tư mới. Song song đó, nợ xấu vẫn là điểm nghẽn của nền kinh tế hiện nay. Nỗ lực xử lý nợ xấu của các NH tốt nhưng nếu không thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định 780, nợ xấu tại TPHCM có thể trên 10%. Vì thế cần xử lý nợ xấu tích cực hơn để tái cơ cấu NHTM, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Xử lý nợ xấu cần thời gian dài.

Xử  lý nợ xấu cần thời gian dài.

- Ông đã từng nói, muốn xử lý nợ xấu hiệu quả phải có dòng tiền thật chảy vào, vậy khả năng dòng tiền thật chảy vào để giải quyết nợ xấu của các NHTM Việt Nam như thế nào?

- Về xử lý nợ xấu, các NH đang làm với 3 giải pháp gồm trích lập dự phòng rủi ro, thu hồi nợ và bán nợ cho VAMC. Việc này phải mất rất nhiều năm chứ không thể làm ngay được, bởi 3 phương thức này không có dòng tiền mới bên ngoài bơm vào nhanh nên phải từ từ tích lũy.

Ở các nước, nợ xấu được xử lý bằng ngân sách, NH được cho vay tạm, trong khi ngân sách nước ta đang thâm hụt nên không thể làm được điều này. Việc bán nợ cho VAMC chỉ là chuyển nợ từ túi phải sang túi trái, tức không có dòng tiền thật bơm vào.

Hiện có thông tin, các tập đoàn nước ngoài muốn mua nợ xấu từ VAMC, nếu bán được sẽ xử lý được phần nào nợ xấu. Tuy nhiên, vấn đề này cũng không dễ dàng bởi nợ xấu gắn với bất động sản, nếu bán sẽ vướng các quy định về bất động sản. Theo tôi, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể tham gia xử lý nợ xấu khi cho phép họ lập quỹ mang tính pháp nhân để quỹ đó thực hiện vai trò như VAMC.

- Nhưng có vẻ nợ xấu của các NH đã bớt căng thẳng hơn khi nhiều NH công bố nợ xấu năm 2013 đã xuống mức thấp?

- Thực tế hiện nay các NHTM đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro trên 100.000 tỷ đồng và bán nợ cho VAMC hơn 30.000 tỷ đồng. Trong thời gian qua, các NH đã siết chặt chuẩn tín dụng để tránh phát sinh thêm nợ xấu.

Tuy nhiên, để giải quyết ngay trong năm nay thì không thể,  mà cần tiếp tục những giải pháp đã làm, nếu giữ được tiến độ như hiện nay, đến năm 2015 có thể nợ xấu sẽ giải quyết được căn bản hơn. Trong quá trình xử lý nợ xấu, các NHTM đã trích lập dự phòng rủi ro nên ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các NH. Như vậy, dự báo một sự cạnh tranh giữa các NH trong hệ thống và các NH nhỏ sẽ tiếp tục hợp nhất, sáp nhập để giảm bớt chi phí. Hướng đi này cũng phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu ngành NH.

- Thời gian qua các NHTM trông chờ nới room khối ngoại để hỗ trợ tái cơ cấu. Nhưng quy định mới về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã khiến nhiều NH thất vọng. Ông nhận định gì về vấn đề này?

- Việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài được ban hành mới chỉ xử lý trên thị trường chứng khoán, bởi nới room cho khối ngoại tại các doanh nghiệp là 60%, tại các NHTM cũng chỉ 30%. Quy định mới chỉ thay đổi về mặt sở hữu, chủ yếu hỗ trợ thị trường chứng khoán. Theo tôi, điều này nếu làm được sẽ có được dòng tiền bơm thêm vào thị trường và đó là dòng tiền thật, giúp các NHTM có thể tái cơ cấu về tài chính, quản trị.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác