TPHCM hỗ trợ khởi nghiệp: Niềm vui xen băn khoăn

(ĐTTCO)-Chủ trương của TPHCM hỗ trợ tối đa 2 tỷ đồng cho một dự án là một tín hiệu rất tốt cho cộng đồng khởi nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp còn cần một hệ sinh thái khởi nghiệp khả thi, cụ thể hơn đối với các ngành, các giai đoạn khởi nghiệp. Bởi lẽ, đối với các công ty khởi nghiệp, chỉ số thành công rất ít. Không chỉ vậy, việc triển khai phải được những người có trách nhiệm thực hiện với tinh thần đồng hành, sâu sát thì 2 tỷ đồng đó mới mang lại hiệu quả.

(ĐTTCO)-Chủ trương của TPHCM hỗ trợ tối đa 2 tỷ đồng cho một dự án là một tín hiệu rất tốt cho cộng đồng khởi nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp còn cần một hệ sinh thái khởi nghiệp khả thi, cụ thể hơn đối với các ngành, các giai đoạn khởi nghiệp. Bởi lẽ, đối với các công ty khởi nghiệp, chỉ số thành công rất ít. Không chỉ vậy, việc triển khai phải được những người có trách nhiệm thực hiện với tinh thần đồng hành, sâu sát thì 2 tỷ đồng đó mới mang lại hiệu quả.

Cần 2 tỷ đồng, gõ cửa Sở KH-CN

UBND TPHCM vừa ban hành “Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” nhằm thực hiện hỗ trợ các dự án khởi nghiệp có sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ (KH-CN) của TPHCM. Với quy chế này, dự án khởi nghiệp của TPHCM có thể được hỗ trợ tối đa 2 tỷ đồng từ nguồn kinh phí của nhà nước. Đây như làn gió mát thổi vào cộng đồng khởi nghiệp non trẻ nhưng đầy khao khát.

Vì sử dụng ngân sách sự nghiệp KH-CN của TPHCM nên đối tượng nhận được sự hỗ trợ của chương trình là cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp (DN) cũng quy định rõ ràng: Hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu, có dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (dự án khởi nghiệp - DAKN) thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu, công nghiệp hỗ trợ và 9 nhóm ngành dịch vụ được thành phố ưu tiên phát triển.

Mức kinh phí tối đa hỗ trợ cho 1 DAKN không quá 2 tỷ đồng. Trong trường hợp đặc biệt, trên 2 tỷ đồng, sẽ do UBND TPHCM quyết định. Thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng. Về hình thức triển khai, TP sẽ hỗ trợ một phần kinh phí (hoặc cùng hỗ trợ với các nhà đầu tư theo tỷ lệ 1:1)…

Để “được” 2 tỷ đồng, các DAKN được tuyển chọn thông qua các cuộc thi về đổi mới sáng tạo do Sở KH-CN TPHCM tổ chức, phối hợp tổ chức hoặc từ các DAKN đăng ký trực tiếp tại sở. Như thế, các đơn vị khởi nghiệp phải “gõ cửa” Sở KH-CN TPHCM.

eDoctor giúp kết nối bác sĩ và bệnh nhân cần tư vấn qua website, hệ thống tổng đài thông minh và ứng dụng trên di động. 

 eDoctor giúp kết nối bác sĩ và bệnh nhân cần tư vấn qua website, hệ thống tổng đài
thông minh và ứng dụng trên di động.

“Sở luôn cam kết vai trò kiến tạo, hỗ trợ và đồng hành với các DAKN, đổi mới sáng tạo để kết nối và tạo sức mạnh tổng hợp từ cộng đồng nhằm giúp TPHCM trở thành thành phố khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong khu vực Đông Nam Á theo đúng định hướng phát triển của TPHCM”, Tiến sĩ Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, cho biết. 

Cộng đồng DN hào hứng

Nhiều cá nhân, công ty khởi nghiệp đều cho rằng đây là một chính sách tuyệt vời để hỗ trợ khởi nghiệp vì ban đầu, vốn và sự hỗ trợ cho khởi nghiệp luôn cần thiết. Ông Trần Viết Quân, Giám đốc điều hành Công ty CP Ứng dụng di động Xanh, một công ty khởi nghiệp tập trung đưa ứng dụng di động về nông nghiệp đến bà con nông dân khẳng định, đây là chủ trương rất tốt, cần “cụ thể hóa” để đưa vào thực tiễn và triển khai.

Đặc biệt là đối với các nhóm, cá nhân khởi nghiệp đang ở trong giai đoạn ươm mầm dự án thì số vốn hỗ trợ ban đầu là rất cần thiết để cá nhân, nhóm khởi nghiệp hay DN mới thành lập có thể triển khai ra các sản phẩm, dịch vụ mẫu ở giai đoạn đầu tiên…

Ông Hồ Minh Đức, Phó Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Dịch vụ CNTT NAISCORP, cho rằng: Việc nhà nước nói chung và TPHCM nói riêng hỗ trợ DN khởi nghiệp là một chủ trương rất đúng đắn. Giúp các DN khởi nghiệp Việt Nam có cú huých về kinh tế để phát huy các ý tưởng của mình làm đòn bẩy đi đến thành công. Tuy nhiên, ông Đức cũng chỉ ra một số vấn đề cần làm rõ hơn. Đầu tiên là điều kiện cụ thể một DN cần đáp ứng là gì để được cung ứng vốn. Thứ hai, vì đây là vốn nhà nước nên đòi hỏi giấy tờ hành chính thủ tục khá nhiều, điều này thực sự khó khăn cho DN.

Được hỗ trợ tối đa 2 tỷ đồng cho DN khởi nghiệp là một tin khá vui, ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc điều hành Công ty FA Mobile Vietnam, khẳng định. Ông Tuấn Việt đề nghị cần minh bạch hóa các nhóm sản phẩm nào ứng với gói hỗ trợ cùng giá trị hỗ trợ cụ thể, như cần có website riêng biệt cho chương trình này; thường xuyên tổ chức các sự kiện để các startup giới thiệu về sản phẩm, qua đó đánh giá tiềm năng ngay tại các buổi giới thiệu.

Đề xuất trên cũng nhận được sự đồng tình của ông Trần Viết Quân, Giám đốc điều hành Công ty CP Ứng dụng di động Xanh: Cần một website (landing page) của Sở KH-CN công bố cụ thể, chi tiết hơn về chương trình hỗ trợ này bao gồm các danh mục cụ thể, đối tượng chi tiết, cách thức đăng ký (tốt nhất là cho đăng ký dự án tại website). Website này cũng cập nhật các nhóm khởi nghiệp, công ty khởi nghiệp đã được duyệt dự án hỗ trợ, tiến độ của dự án… Tức là cần thấy “hình mẫu” để từng bước tiến đến gần gói hỗ trợ hơn.

Liên quan đến tài chính, đặc biệt từ ngân sách nhà nước, cần làm rõ cơ quan nhà nước hỗ trợ là hỗ trợ không hoàn lại hay góp vốn vào các công ty khởi nghiệp, hoặc cho vay với lãi suất thấp. “Với quỹ nước ngoài thì họ cũng sẽ chỉ đầu tư cho dự án rất có triển vọng với mức lớn hơn rất nhiều so với mức đầu tư 2 tỷ nên tôi nghĩ mức 2 tỷ thì giống các nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào dự án giai đoạn bắt đầu khởi sự thôi…”, ông Trần Viết Quân cho biết như vậy.

Ông Hồ Minh Đức chia sẻ: “Chúng tôi là công ty đã có 10 năm khởi nghiệp. Nên theo “Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” của TPHCM thì chúng tôi không nằm trong nhóm được hỗ trợ. Tuy nhiên, tôi thực sự mong muốn hỗ trợ vào các giải pháp thuộc các lĩnh vực được ưu tiên hơn là thay cho số năm. Việc khởi nghiệp một dự án không đồng nghĩa với việc khởi nghiệp của một công ty. N

hư hiện tại chúng tôi đang nghiên cứu về lĩnh vực số hóa dữ liệu tiếng Việt (chuyển đổi các định dạng file tài liệu tiếng Việt sang doc hoặc từ văn bản tự động đọc thành tiếng nói (Text to speech). Đây là bài toán của cộng đồng và chúng tôi thực sự cần vốn để triển khai. Vậy nếu xét là công ty khởi nghiệp thì đã “quá tuổi” nhưng xét về dự án thì công ty này cũng nằm trong diện được hỗ trợ 2 tỷ đồng”.

Cần sự đồng hành, chia sẻ

“Tâm tư” không chỉ có vậy vì thực tế với các dự án khởi nghiệp hiện nay, không ít công ty nhận được các gói hỗ trợ từ nước ngoài hay các quỹ đầu tư. “Việc tiếp cận gói hỗ trợ từ các quỹ đầu tư nước ngoài thường diễn ra từ 3 đến 6 tháng, thậm chí lâu hơn, nên nếu chương trình của TPHCM có một ban xét duyệt nhanh gọn, có đủ năng lực đánh giá, thẩm định và thời gian thẩm định nhanh hơn 3 tháng thì mới có thể “cạnh tranh” với các nhà đầu tư nước ngoài”. Đó là ý kiến của ông Nguyễn Tuấn Việt.

Cụ thể hơn, ông Hồ Minh Đức đúc kết: “Ngoài vốn, quỹ đầu tư nước ngoài tư vấn cho DN về thị trường, đối tác đầu tư… hay nói cách khác họ đồng hành. Còn quỹ nhà nước thì thường tập trung vào tiền và các cơ chế báo cáo cho đúng quy định”. Như thế, cơ quan quản lý nhà nước muốn thúc đẩy khởi nghiệp thì không chỉ hỗ trợ vốn mà còn phải luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ pháp lý… với DN.

Điều 4 của Quy chế quy định chi tiết về tuyển chọn các dự án khởi nghiệp có nêu, quy trình đánh giá, tuyển chọn, ký hợp đồng được thực hiện theo các quy định hiện hành về thực hiện nhiệm vụ KH-CN. Tuy nhiên, theo Thông tư số

10/2014/TT-BKHCN lại nêu: “…cá nhân muốn đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ KH-CN phải là người có chuyên môn hoặc vị trí công tác phù hợp và đang hoạt động trong cùng lĩnh vực khoa học với nhiệm vụ trong 5 năm gần đây, tính đến thời điểm nộp hồ sơ”. Có thể hiểu, cá nhân đó phải đang làm việc trong các cơ quan hoặc các tổ chức về KH-CN.

Trong khi đó trên thực tế, Sở KH-CN TPHCM từ trước đến nay vẫn giao nhiệm vụ KH-CN cho các cá nhân là nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên... nhưng các đối tượng đó phải có sự cam kết của cơ quan chủ trì (cơ quan nơi cá nhân đó công tác). Cơ quan chủ trì có trách nhiệm bảo lãnh cho chủ nhiệm đề tài, đồng thời đôn đốc, báo cáo với Sở KH-CN TP về quá trình hoàn thành đề tài. Như thế theo các  nhà quản lý về KH-CN, đây là bất lợi cho các tác giả, nhóm tác giả có ý tưởng khởi nghiệp nhưng lại không thuộc cơ quan, tổ chức KH-CN nào

Sở KH-CN TPHCM cho biết, bên cạnh các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ DN đổi mới sáng tạo… TPHCM còn bố trí gói đầu tư 1.000 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ khởi nghiệp, bao gồm cả những hộ kinh doanh cá thể chuyển sang mô hình DN. Ngoài ra còn có thêm gói 2.000 tỷ đồng cho chương trình kích cầu đầu tư để khuyến khích DN đổi mới thiết bị, ứng dụng KH-CN.

Các tin khác