Dung tục biến tấu âm nhạc

(ĐTTCO) - 1. Âm nhạc là âm thanh có tổ chức do con người tạo ra để chạm đến thính giác gây xúc cảm cho con người. Khi vào đời, âm nhạc chia thành 2 mảng: âm nhạc giải trí và âm nhạc nghiêm túc - âm nhạc tử tế, với nhiều thể loại phục vụ cho người dân ở các trình độ văn hóa khác nhau: thấp, trung bình và cao. Việc biểu diễn âm nhạc trong đời sống trở thành một nghề để kiếm sống. Nhưng để kiếm sống nghệ sĩ cần phải có sức thu hút, phải có tài năng (sắc và thanh) để có thể thuyết phục khán giả trả tiền khi xem họ biểu diễn.

(ĐTTCO) - 1. Âm nhạc là âm thanh có tổ chức do con người tạo ra để chạm đến thính giác gây xúc cảm cho con người. Khi vào đời, âm nhạc chia thành 2 mảng: âm nhạc giải trí và âm nhạc nghiêm túc - âm nhạc tử tế, với nhiều thể loại phục vụ cho người dân ở các trình độ văn hóa khác nhau: thấp, trung bình và cao. Việc biểu diễn âm nhạc trong đời sống trở thành một nghề để kiếm sống. Nhưng để kiếm sống nghệ sĩ cần phải có sức thu hút, phải có tài năng (sắc và thanh) để có thể thuyết phục khán giả trả tiền khi xem họ biểu diễn.

Có lẽ âm nhạc với chất lượng sáng tác hòa âm và trình độ biểu diễn ngày càng cao hơn nếu không có kỹ thuật ghi âm và ghi hình, bởi nó làm thay đổi cách thưởng thức âm nhạc. Với kỹ thuật ghi âm, người nghe có thể nghe được nhạc mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến nơi biểu diễn để xem. Với kỹ thuật ghi hình, âm nhạc được phục vụ ngay tại chỗ trong gia đình người xem.

Song trong quá trình phát triển, kỹ thuật ghi âm và ghi hình đã tạo ra những nghệ sĩ giả hiệu, thiếu năng lực biểu diễn và lừa dối khán thính giả bằng xảo thuật ghi âm, ghi hình. Tuy vậy, âm nhạc vẫn chưa mất hẳn chất người cho đến khi kỹ thuật số (digital technology) ra đời. Với kỹ thuật số, âm nhạc mất hẳn chất người nhưng lại hòa nhập vào đời sống và nghiễm nhiên trở thành phổ thông đại chúng, với nghĩa tồi tệ là bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng trở thành “nghệ sĩ” với các phần mềm soạn nhạc, làm âm thanh vi tính ảo và làm hình ảnh vi tính ảo.

Tệ hơn nữa, bất kỳ ai cũng có thể tự khoe khoang và phát tán “tài năng” què quặt với kỹ thuật truyền thông internet toàn cầu. Nét đẹp và sự tinh tế của tài năng thật sự nhưng ít ỏi trong âm nhạc phải nhường chỗ cho sự khoe khoang âm nhạc điện tử dung tục và lố bịch ngày càng “nở rộ” toàn cầu.

2 . Nhưng sự phát tán của âm nhạc điện tử què quặt trên internet cũng không là vấn đề cho đến khi có sự tiếp tay đắc lực của phương tiện truyền thông truyền thống - các kênh truyền hình. Vì các kênh truyền hình tự bản chất không thể thu được tiền từ người xem, nên phải kết dính với kinh doanh thương mại để nhận tiền quảng cáo mà hoạt động. Chương trình phát hình nào có tiềm năng thu hút được nhiều người xem sẽ dễ dàng thương lượng việc tài trợ tài chính với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Vậy là sinh ra các chương trình trò chơi âm nhạc - game shows.

Như vậy âm nhạc sinh ra thêm một mảng nữa: Âm nhạc điện tử giải trí trò chơi phục vụ quảng cáo thương mại, với hệ quả là các “tài năng âm nhạc” nhảm nhí, què quặt có cơ hội để được quảng cáo chính thức trên truyền hình nếu có thể “làm vui” được người xem.

Hiện trạng xã hội thực dụng-thời cơ khiến bậc thang giá trị xã hội và văn hóa-giáo dục thiên về vật chất-tiền bạc. Tài sản và tiền bạc đồng nghĩa với thành đạt. Thế là nhạc giải trí điện tử quảng cáo hòa lẫn vào nhạc tử tế theo nghĩa tồi tệ: Loại nhạc nào kiếm được nhiều tiền từ tài trợ quảng cáo thương mại do thu hút nhiều người nghe và xem miễn phí là nhạc “có giá trị nghệ thuật cao” vì có tính đại chúng.

3 . Nhưng sự lẫn lộn này không bao giờ triệt tiêu được giá trị của âm nhạc nghiêm túc - âm nhạc tử tế, bởi nó được thể hiện qua công diễn. Âm nhạc công diễn là sự giao lưu chân thật giữa người biểu diễn và khán giả ,do không có sự can thiệp của xảo thuật âm thanh kỹ thuật số.

Thực ra âm nhạc công diễn đòi hỏi những người biểu diễn phải có tài năng âm nhạc thật, mà những người này thời nào cũng hiếm hoi. Nhưng hiện nay nhiều người phải chuyển nghề do có lòng tự trọng với nghệ thuật đúng đắn, không thể chiều theo tiêu chí giải trí làm vui người xem của các chương trình ca nhạc quảng cáo thương mại.

Hệ quả là các sân khấu “ca nhạc sống” trước đây hoạt động với doanh thu từ túi tiền của khán giả, nay dần thưa vắng người xem đến mức phải đóng cửa để nhường chỗ cho những chương trình trò chơi âm nhạc trên các kênh truyền hình được quảng cáo tài trợ, những buổi diễn nhạc sống trên sân khấu được tài trợ quảng cáo với những con rối âm nhạc được khoác áo “ngôi sao ca nhạc” để làm vui người xem. Khi âm nhạc trở thành điện tử giải trí đại chúng, lĩnh vực kinh doanh đã thuần phục được âm nhạc để biến âm nhạc thành công cụ giải trí mua vui, phục vụ cho mục đích quảng cáo thương mại.

Trong một xã hội có cơ chế kiểm duyệt văn hóa, nhưng thực dụng với thước đo giá trị là mức độ giàu có tiền bạc và xem âm nhạc như một loại sản phẩm giải trí phục vụ cho lợi nhuận kinh doanh thương mại. Có còn ai nghĩ âm nhạc là văn hóa?

Các tin khác