Vậy, đâu là những giải pháp để đảm bảo hoạt động bình thường của nền kinh tế trong bối cảnh dịch nCoV hiện nay? Báo ghi nhận những biện pháp triển khai của các bộ, ngành và ý kiến của các chuyên gia kinh tế về vấn đề này.

Tham mưu cho Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đề xuất 2 gói giải pháp để khắc phục tác động của dịch nCoV đến tăng trưởng. Thứ nhất, trong bối cảnh dịch đang diễn ra thì hiện tại phải tập trung ưu tiên vào các giải pháp phòng, chống dịch, kiểm soát dịch. Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, gói giải pháp thứ hai là khắc phục thiệt hại cũng như phục hồi sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Căn cứ vào nguồn lực, bộ sẽ tính toán đề xuất đối tượng và mức độ hỗ trợ.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương nhấn mạnh đến việc khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và coi đây là một trong những giải pháp then chốt. Đặc biệt, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, việc thực hiện Luật Đầu tư công (sửa đổi), hoạt động đầu tư công đã tạo ra nhiều đổi mới về mặt thủ tục, quy định; nhờ đó tiến độ và hiệu quả giải ngân phần lớn phụ thuộc vào công tác chuẩn bị, triển khai của các bộ, ngành, địa phương được giao làm chủ đầu tư.
Biến thách thức thành thời cơ
Tuy nhiên, Chính phủ nhìn nhận, biến cố lớn này cũng là cơ hội để chúng ta tiếp tục tái cơ cấu, biến thách thức thành thời cơ, bàn giải pháp mới với một tinh thần khẩn trương, nhưng không hoang mang.
Theo Bộ NN-PTNT, mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã đề ra cho năm 2020 là 42 tỷ USD, song hiện tất cả các nội dung thương thảo về xuất nhập khẩu, giao thương giữa hai bên phải tạm dừng lại.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, năm 2019 xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đạt 11,13 tỷ USD, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực. Trước mắt, Bộ NN-PTNT đã thống nhất với Bộ Công thương tập trung tiêu thụ tại nội địa, chế biến sâu sản phẩm nông sản.
Với ngành công thương, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Dương Duy Hưng cho biết, hàng loạt công việc đang được bộ này gấp rút triển khai nhằm tìm kiếm thị trường, khách hàng thay thế cho thị trường Trung Quốc.
Bộ VH-TT-DL được đề nghị chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương, nhất là các địa phương là trung tâm du lịch để rà soát, đánh giá mức độ suy giảm kinh doanh của du lịch, các dịch vụ liên quan và mức độ thiệt hại, nhất là đối với thu nhập, việc làm của người lao động; có giải pháp hoặc kiến nghị giải pháp hỗ trợ đối với ngành du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ liên quan khác trên địa bàn…
Trước việc chỉ số chứng khoán giảm điểm sau tết, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, bộ đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tích cực tuyên truyền để ổn định tâm lý nhà đầu tư. Đồng thời, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn theo dõi diễn biến của thị trường chứng khoán quốc tế, trong nước hàng ngày; yêu cầu hai sở giao dịch chứng khoán cũng như Trung tâm Lưu ký Chứng khoán tăng cường công tác giám sát, thực hiện báo cáo hàng ngày và phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các hành vi trục lợi, tung tin đồn; yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện báo cáo hàng ngày, đặc biệt là tình hình giao dịch quỹ, ký quỹ, tuân thủ nghiêm các quy định về giao dịch; tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát; đảm bảo kỷ cương, kỷ luật thị trường, tạo dựng lòng tin cho công chúng đầu tư… |
Các tin, bài viết khác
NFT - Tương lai của kinh tế số
Ngành thép dồn dập đơn hàng xuất khẩu
Doanh thu nhiều ngành dịch vụ giảm sâu trong 2 tháng đầu năm
Ngân hàng Bitcoin: Xu hướng “hot”
Thủ tướng: Tổ chức tiêm vắcxin ngừa COVID-19 kịp thời hơn nữa
Mỗi ngày, TPHCM thu ngân sách đạt 2.900 tỷ đồng
Thực hiện hiệu quả ‘mục tiêu kép’
Lực đảy tăng trưởng xuất nhập khẩu
2 tháng đầu năm 33.000 DN rời thị trường
Đề xuất xây sân bay cần đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội