Trốn thuế toàn cầu (k3): Nỗ lực kiểm soát

Trốn thuế làm nghèo đất nước, làm chậm sự phát triển của xã hội, gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Vì vậy, chống trốn thuế luôn là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các chính phủ, đặc biệt trong bối cảnh các nước rất cần thêm nguồn lực để vượt thoát giai đoạn đình trệ toàn cầu như hiện nay.

Trốn thuế làm nghèo đất nước, làm chậm sự phát triển của xã hội, gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Vì vậy, chống trốn thuế luôn là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các chính phủ, đặc biệt trong bối cảnh các nước rất cần thêm nguồn lực để vượt thoát giai đoạn đình trệ toàn cầu như hiện nay.

>Trốn thuế toàn cầu (k2): Lan rộng

>Trốn thuế toàn cầu (k1): Làn sóng Hoa Kỳ

Đáng ngờ

Con số nộp thuế khiêm tốn của các công ty đa quốc gia đang dấy lên một làn sóng nghi ngờ trốn thuế, né thuế ở nhiều nước. Tại Anh, Chính phủ bị tờ Guardian chỉ trích là “cọp không răng” đối với các hành vi trốn thuế, né thuế.

Tờ này đặt câu hỏi về việc Google Anh có doanh số bán hàng hơn 4 tỷ USD  trong năm 2011, nhưng chỉ nộp thuế chưa tới 10 triệu USD (0,25%); hay như hãng bán hàng trực tuyến Amazon thu về tới 3,3 tỷ bảng ở Anh hồi năm ngoái, nhưng không đóng một xu tiền thuế nào (xem kỳ 2).

Ở Việt Nam, nhiều câu hỏi đặt ra khi hãng Coca Cola có doanh thu tăng 250% chỉ trong vòng 4 năm (2007-2010), nhưng suốt hơn 10 năm qua hãng này hầu như chưa đóng một cắc tiền thuế nào cho Chính phủ. Lời giải thích của tất cả công ty này đều giống nhau: lời ít, chưa kiếm được lời, hoặc lỗ ở nước sở tại.

Thí dụ, Coca Cola Việt Nam báo cáo lỗ suốt 10 năm qua (bình quân 100 tỷ đồng/năm). Tuy nhiên, điều phi lý là những công ty này vẫn liên tiếp đưa ra những kế hoạch mở rộng ở các “thị trường lỗ”, như Coca Cola có kế hoạch rót thêm 300 triệu USD vào thị trường Việt Nam.

Như đã phân tích ở Kỳ 1 và Kỳ 2, các công ty thường né thuế bằng cách chuyển doanh số sang chi nhánh công ty đặt ở những nước thiên đường né thuế; hoặc thổi phồng giá nguyên liệu đầu vào nhập từ chi nhánh công ty ở nước ngoài để dù doanh thu cực cao nhưng vẫn báo lỗ. Bằng những cách này, chi nhánh công ty ở các nước sở tại có thể dễ dàng chuyển lời sang cho các chi nhánh, trụ sở ở nước ngoài, và luôn chìa ra bộ mặt thua lỗ với chính quyền địa phương.

Vào cuộc điều tra

Hiện các nhà chức trách ở Anh đã tiến hành điều tra toàn diện với các công ty bị nghi ngờ. Cuối tháng trước, lãnh đạo 3 công ty trong “nghi án trốn thuế” lớn nhất ở Anh là Starbucks, Google và Amazon đã phải ra điều trần trước Quốc hội.

Tại Hoa Kỳ, Microsoft và Hewlett-Packard (HP) đang bị Thượng viện điều tra việc sử dụng các chi nhánh nước ngoài để né hàng tỷ USD tiền thuế. Tại Pháp, cơ quan thuế vụ đã yêu cầu Amazon nộp một khoản tiền lên đến 256 triệu USD, bao gồm tiền thuế, tiền lãi của việc chậm nộp thuế và tiền phạt việc né thuế trong giai đoạn từ năm 2006-2010. Các nhà chức trách Pháp cũng đang tìm kiếm tiền thuế, tiền phạt lên đến 2,19 tỷ USD đối với Google.

Ngoài ra, các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Đức, Hoa Kỳ và Luxembourg cũng đang tiến hành điều tra các hoạt động trốn thuế của các công ty đa quốc gia như Facebook, Google, Apple, Microsoft, eBay, Starbucks... với những khoản tiền thuế lên tới hàng tỷ USD.

Một điều đáng lưu ý là đa phần các công ty hoạt động trực tuyến (như Google, Facebook) mặc dù kiếm doanh thu lớn ở các thị trường sở tại, nhưng không hề đăng ký kinh doanh tại đó.

Chẳng hạn, đến nay Google hay Facebook đều chưa đăng ký kinh doanh và chưa có đại diện chính thức ở Việt Nam, dù doanh thu quảng cáo trực tuyến họ kiếm được ở thị trường này rất lớn. Thí dụ, điều tra cho biết Google đang chiếm 95% thị trường tìm kiếm trực tuyến và đem lại khoảng 70% lượng truy cập cho các website tại Việt Nam, thu về 40 triệu USD năm 2011.

Hợp tác xuyên biên giới

Đa số các hành vi trốn thuế, né thuế đều liên quan đến yếu tố nước ngoài. Đối với các công ty đa quốc gia, hoạt động trốn thuế, né thuế thường liên quan đến việc chuyển giá, doanh thu và lợi nhuận ra chi nhánh nước ngoài. Đối với cá nhân, chiêu né thuế ưa thích là lập tài khoản bí mật trong ngân hàng ở các thiên đường né thuế tại nước ngoài. Vì vậy, để chống trốn thuế, né thuế hiệu quả, bắt buộc các chính phủ phải bắt tay với nhau.

Coca Cola Việt Nam báo cáo lỗ lũy kế 3.700 tỷ đồng (năm 2009) dù doanh thu tăng 2,5 lần chỉ trong 4 năm.

Coca Cola Việt Nam báo cáo lỗ lũy kế 3.700 tỷ đồng (năm 2009)
dù doanh thu tăng 2,5 lần chỉ trong 4 năm.

Chẳng hạn, tháng 7-2008, Chính phủ Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận quan trọng với Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ. Theo đó, UBS đồng ý chia sẻ một phần danh sách những khách hàng người Hoa Kỳ giàu có của họ, để Nhà Trắng điều tra xem những người này có trốn thuế hay không.

Thỏa thuận lúc đó được xem là một bước tiến quan trọng của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống trốn thuế, vì nó có thể đóng vai trò như một khuôn mẫu cho các ngân hàng toàn cầu khác đang hoạt động tại nước này. Cho đến nay, Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận chống trốn thuế với nhiều nước, như Thụy Sĩ, Canada, Mexico, Nga...

Những thỏa thuận liên kết với hệ thống ngân hàng ở các thiên đường né thuế như vậy đã giúp Hoa Kỳ thu về hàng chục tỷ USD trốn thuế, nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh những vấn đề khác, trong đó có việc “chảy máu” người giàu (xem Kỳ 1). Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng bị các nước khác chỉ trích là thiên đường né thuế.

Trong bảng xếp hạng chỉ số bí mật tài chính của Tax Justice Network (TJN) năm 2011, Hoa Kỳ bị xếp ở vị trí thứ 5, chỉ sau Thụy Sĩ, Cayman Islands, Luxembourg và Hồng Công. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực chống trốn thuế toàn cầu, vì trong khi Hoa Kỳ thúc đẩy sự minh bạch ở các thiên đường né thuế, bản thân họ lại không nhiệt tình với những yêu cầu minh bạch từ các nước khác (xem loạt bài Hoa Kỳ trốn thuế trên ĐTTC tháng 9-2011).

Ở tầm quốc tế, chính phủ các nước G20 (20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) đã đạt được một thỏa thuận chống trốn thuế, né thuế vào tháng 11-2011. Những người ủng hộ tin rằng thỏa thuận sẽ giúp các chính phủ thu về hàng chục tỷ USD tiền trốn thuế, đặc biệt hữu ích đối với những nước châu Âu đang vướng khủng hoảng nợ công.

Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Hy Lạp bị thất thoát tới 30 tỷ USD/năm vì trốn thuế, là một trong những nguyên nhân đẩy nước này vào khủng hoảng nợ. OECD cho biết đang làm việc với chính phủ các nước đang phát triển ở châu Phi và Mỹ Latin để đạt được một thỏa thuận tương tự trong năm nay và năm tới.

Các tin khác