TPP hy vọng hay ảo tưởng

(ĐTTCO) - Có lẽ TPP chẳng làm thay đổi nhiều bộ mặt xã hội Việt Nam trong vài năm tới. Trong khi đó, dưới góc độ kinh tế vĩ mô TPP có thể có ảnh hưởng, nhưng không quá nhiều. Các Hiệp định tự do thương mại (FTA) là cần thiết và quan trọng để tăng trưởng, phát triển kinh tế và thu nhập của người dân. Tuy nhiên nếu không có cải cách triệt để, những nỗ lực từ chính doanh nghiệp, cụ thể từ chính doanh nhân trí thức, những người lèo lái con thuyền doanh nghiệp ra khơi, chắc chắn chúng ta không tận dụng được cơ hội.

(ĐTTCO) - Có lẽ TPP chẳng làm thay đổi nhiều bộ mặt xã hội Việt Nam trong vài năm tới. Trong khi đó, dưới góc độ kinh tế vĩ mô TPP có thể có ảnh hưởng, nhưng không quá nhiều. Các Hiệp định tự do thương mại (FTA) là cần thiết và quan trọng để tăng trưởng, phát triển kinh tế và thu nhập của người dân. Tuy nhiên nếu không có cải cách triệt để, những nỗ lực từ chính doanh nghiệp, cụ thể từ chính doanh nhân trí thức, những người lèo lái con thuyền doanh nghiệp ra khơi, chắc chắn chúng ta không tận dụng được cơ hội.

Niềm hy vọng mang tên TPP

Theo lý thuyết, TPP sẽ yêu cầu Việt Nam phải thay đổi cơ chế theo thị trường nhiều hơn, bản quyền trí tuệ được bảo vệ, giảm thiểu vai trò doanh nghiệp nhà nước, quyền lợi của doanh nghiệp tư nhân sẽ được đề cao. Khi hội nhập TPP, Việt Nam sẽ được công nhận thành viên mới của nền kinh tế liên thông, sẽ gia tăng xuất khẩu cùng thu nhập của người dân.

 

Thêm vào đó là một loạt lợi ích khi chúng ta gia nhập TPP, như: mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo hiệu ứng tăng GDP và thu nhập cá nhân. Thứ hai, FDI sẽ tăng vì hàng rào thuế quan được giảm thiểu tối đa.

Thứ ba, khi hội nhập sâu rộng, nhu cầu lao động sẽ lên cao hơn và nhân sự sẽ được trau dồi thêm kỹ năng để tăng thêm thu nhập tạo ra một đội ngũ nhân lực có trình độ và chuyên môn. Thứ tư các sản phẩm của Việt Nam sẽ được cải thiện về chất lượng, công nghệ và thương hiệu để đáp ứng các chuẩn mực cạnh tranh.

Thực tế có hoàn toàn màu hồng?

Đa phần doanh nghiệp nhỏ, quy mô sản xuất khiêm tốn, kỹ năng quản trị, điều hành còn yếu. Phát triển kinh tế mặc dù có nhiều thay đổi qua các năm, nhưng đa số vẫn dựa vào các ngành khai thác tài nguyên để tăng trưởng. Hàm lượng sáng tạo, các sản phẩm trí tuệ chưa nhiều. Ngay trong Bảng xếp hạng VNR500 (Top 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2015) do Vietnam Report công bố mới đây cũng cho thấy ngành khoáng sản là ngành có số lượng doanh nghiệp đứng thứ hai nhưng chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất toàn bảng (tỷ trọng doanh thu 31,44%). 

FDI chiếm đa số trong tổng lượng xuất khẩu, tuy vậy phần đóng góp cho thu nhập người dân và ngân sách quốc gia không nhiều. Có 50% doanh nghiệp FDI nhưng chỉ đóng góp khoảng 37% tổng số thuế. Trong khi đó, Chính phủ lại miễn trừ nhiều loại thuế và các ưu đãi về  hạ tầng, luật pháp. Khi những ưu đãi này không còn nhiều DN rũ áo ra đi như Trung Quốc, như vậy lợi thế về xuất khẩu sẽ không còn.

2 trong số 3 yếu tố doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện để nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ trong khối TPP là chất lượng và giá thành sản phẩm, dịch vụ với tỷ lệ lựa chọn lần lượt 28,16% và 15,52%. Điều này phù hợp với thực tại doanh nghiệp Việt khi bước vào sân chơi mới, rộng lớn và sâu sắc hơn.

Doanh nghiệp không được hưởng lợi nhiều ở thị trường Hoa Kỳ, Nhật, trong khi thị trường nội địa bị chiếm lĩnh để hàng ngoại tự do xâm nhập do các điều kiện về cắt giảm thuế quan. Hàng rẻ bị Trung Quốc, Thái Lan đè, trong khi thị phần cao cấp bị Hoa Kỳ Nhật giá rẻ gây sức ép.

Không phủ nhận các lợi ích TPP và các FTA gần đây mang lại, đã tạo ra những sân chơi mới cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp Việt thỏa sức “vùng vẫy” và chủ động đưa ra các bài tính toán hiệu quả rất đa dạng. Tuy nhiên thực tế cho thấy kết quả của các FTA trước đây chưa rõ, vì ngoài lợi ích rõ ràng cho khối FDI, các công ty nội chưa đủ sản phẩm và dịch vụ chất lượng để xâm nhập theo chiều ngược lại.

Với TPP, miếng bánh này có thể lớn hơn gấp nhiều lần các miếng bánh FTA hiện có, nếu không biết tận dụng TPP cũng chỉ mang giá trị một cột mốc lịch sử như WTO hay BTA trước đây.

Các tin khác