Một số chỉ tiêu cụ thể được đặt ra: 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp sẽ được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt từ 50% trở lên. 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại TP Thủ Đức và các quận huyện; 60% hồ sơ công việc tại xã, phường, thị trấn được xử lý trên môi trường mạng. TPHCM cũng đặt mục tiêu thuộc nhóm 5 địa phương đứng đầu về chính phủ điện tử; nhóm 3 địa phương dẫn đầu về công nghệ thông tin, nhóm 3 về an toàn, an ninh mạng…
Để đạt được mục tiêu này, TPHCM đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống nền tảng và dữ liệu, các ứng dụng, dịch vụ; bảo đảm an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực.
Ngoài đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; TPHCM tập trung phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; thu hút nguồn lực công nghệ thông tin, tăng cường hợp tác quốc tế…
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
Khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của logistics Việt Nam
Cả Mỹ và Trung Quốc chờ thời điểm vào CPTPP
Động lực và áp lực Mỹ quay lại CPTPP
Lần thứ 3 gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2021
Tốc độ cải cách môi trường kinh doanh đang chậm lại
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 6% năm 2021
Vấn đề đặc khu kinh tế và trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam (phần 1)
Trung tâm tài chính và tội phạm tài chính
Hệ thống tài chính toàn cầu đang thay đổi: Sự thay đổi giai đoạn 2021-2030
Xuất khẩu: Vui nhưng lo