TPHCM 40 năm: Chuyển mình theo hướng hiện đại, văn minh

Trải qua 40 năm  xây dựng và phát triển, TPHCM có những bước thăng trầm; có những thời điểm  lãnh đạo TP phải ‘xé rào” về cơ chế để giải phóng sức sản xuất, chăm lo cái ăn cái mặc tối thiểu cho người dân… Nhưng với truyền thống năng động sáng tạo của người dân TP; với sức sống của các quan hệ thị trường phát triển đến trình độ nhất định của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, một trung tâm kinh tế của phía Nam, đặc biệt từ khi thực hiện sự nghiệp Đổi mới, TPHCM đã có sự phát triển rất ấn tượng và đang tiếp tục khẳng định là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của cả nước; gắn phát triển kinh tế với nhiệm vụ xây dựng đô thị văn minh hiện đại; phấn đấu xây dựng TP ngang tầm với các đô thị lớn trong  khu vực Đông Nam Á.

Trải qua 40 năm  xây dựng và phát triển, TPHCM có những bước thăng trầm; có những thời điểm  lãnh đạo TP phải ‘xé rào” về cơ chế để giải phóng sức sản xuất, chăm lo cái ăn cái mặc tối thiểu cho người dân… Nhưng với truyền thống năng động sáng tạo của người dân TP; với sức sống của các quan hệ thị trường phát triển đến trình độ nhất định của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, một trung tâm kinh tế của phía Nam, đặc biệt từ khi thực hiện sự nghiệp Đổi mới, TPHCM đã có sự phát triển rất ấn tượng và đang tiếp tục khẳng định là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của cả nước; gắn phát triển kinh tế với nhiệm vụ xây dựng đô thị văn minh hiện đại; phấn đấu xây dựng TP ngang tầm với các đô thị lớn trong  khu vực Đông Nam Á.

Khẳng định vị trí, vai trò

Nhìn lại 40 năm  xây dựng và phát triển TPHCM, 30 năm thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH, nếu  so sánh với sự phát triển chung của cả nước, những gì TP có được ngày hôm nay thực sự là thành tựu to lớn, đáng tự hào. Tuy nhiên, để TPHCM trở lại là “Hòn ngọc viễn Đông của thế kỷ 21”, trở thành một đô thị sống tốt, thách thức còn nhiều ở phía trước.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) TPHCM gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển đô thị. CNH và đô thị hóa là 2 vế của bài toán phát triển TP trong hơn 30 năm qua, mà sự khởi đầu được xác định từ khi có Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị (ngày 14-9-1982), ghi rõ: TPHCM là trung tâm kinh tế lớn, trung tâm giao dịch quốc tế của nước ta, có vị trí chính trị quan trọng sau thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển đô thị của TPHCM thực sự đi vào cuộc sống mạnh mẽ từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) và được triển khai cụ thể bằng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ V, đặc biệt việc thực hiện “Đề án quy hoạch phát triển đô thị” và “Đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TPHCM giai đoạn 1996-2010”, được Thủ tướng phê duyệt giữa thập niên 1990.

Do quá trình phát triển của lịch sử và do điều kiện tự nhiên Sài Gòn - Gia Định trước đây và TPHCM ngày nay đã là một trung tâm kinh tế và giao lưu quốc tế của khu vực ĐBSCL và miền Đông Nam bộ, nên sự phát triển của TPHCM đã gắn kết với sự phát triển của cả địa bàn kinh tế các tỉnh phía Nam. TPHCM được xác định là hạt nhân của vùng bao gồm 8 địa phương: TPHCM; Bà Rịa - Vũng Tàu; Đồng Nai; Bình Dương; Bình Phước; Tây Ninh; Long An và Tiền Giang.

Sự phát triển của TPHCM gắn liền với sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cả 4 lĩnh vực: phân bố lực lượng sản xuất; kết cấu hạ tầng giao thông; đào tạo và chuyển dịch lao động và bảo vệ môi trường. Trong 30 năm thực hiện quá trình công nghiệp hóa và phát triển đô thị, vị trí vai trò của TP ngày càng được khẳng định và nâng cao.

Nếu năm 1991 TPHCM đóng góp 16,9% GDP của cả nước, chiếm 6,3% dân số và 5,3% lao động, thì đến năm 2015 con số tương ứng ước đạt là: 21,5%, 8,9% và 7,8%. So với năm 1991 quy mô dân số TP đã tăng gần 2 lần, nhưng nhờ sự tăng trưởng nhanh về kinh tế nên tổng sản phẩm nội địa tính theo đầu người đã tăng gần 8 lần.

 Ngày 10-8-2012 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 16-NQ/TW tiếp tục xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: “Xây dựng TPHCM văn minh, hiện đại, với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á”.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nếu sự phát triển của Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định trong hơn 300 năm diện tích đô thị chỉ đạt khoảng 150km2, trong 30 năm qua quy mô đô thị của TP đã tăng lên gần 4 lần. Cho đến nay diện tích đất đã đô thị hóa khoảng 600km2 so với 2.095km2 đất tự nhiên; chỉnh trang và mở rộng đô thị đã tạo cho TPHCM diện mạo mới, phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.

Cho đến nay, về cơ bản cơ cấu kinh tế trên địa bàn TPHCM có thể được xem là một nền kinh tế phi nông nghiệp, nếu xét về tỷ trọng giá trị của 3 khu vực kinh tế chính yếu. Năm 2015, cơ cấu kinh tế của TP ước đạt: Khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm 1% GDP; khu vực công nghiệp - xây dựng 42% GDP; khu vực dịch vụ 57% GDP. Vì vậy, có thể nói TPHCM là TP công nghiệp và dịch vụ.

Trong hơn 25 năm từ 1991-2015, khu vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng trong cơ cấu GDP di chuyển trong khoảng 38-42% và khu vực dịch vụ di chuyển trong khoảng 50-57%. Sự thay đổi cơ cấu giữa 2 khu vực này qua từng giai đoạn 5 năm tùy thuộc vào sự biến động của thị trường trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên về xu hướng chung khu vực dịch vụ vẫn là thế mạnh trong sự phát triển lâu dài của TPHCM và có tỷ trọng ngày càng lớn.

Trước năm 2000, công nghiệp TP chủ yếu phát triển tự phát theo chiều ngang, vai trò tác động định hướng điều tiết của Nhà nước chưa nhiều. Nhưng từ năm 2001 với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ VII (tháng 12-2000), đã định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP dựa trên lợi thế cạnh tranh và quan hệ phân bố lực lượng sản xuất của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đã định hướng phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp và 9 nhóm ngành dịch vụ.

Định hướng CNH kinh tế trên địa bàn TP là nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng hàm lượng giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị sản phẩm, năng suất cạnh tranh của nền kinh tế.

Xây dựng “Đô thị sống tốt”

Mục tiêu xây dựng đô thị văn minh hiện đại trong thời đại ngày nay có thể hiểu đó là “ một đô thị sống tốt”. Ở đó phúc lợi vật chất, tinh thần của người dân được phát triển hài hòa; sự hiện đại của đô thị thân thiện với môi trường; nền hành chính nhà nước mang tính phục vụ.

Tuy nhiên, hướng đến mục tiêu phát triển đó, TPHCM đang đứng trước những thách thức về cả 3 lãnh vực: cơ cấu kinh tế thiếu cạnh tranh; phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội không theo kịp tốc độ tăng quy mô kinh tế và dân cư; sự phức tạp của một siêu đô thị và nhất là sự bất cập lớn nhất  đối với  mô hình tổ chức quản lý chính quyền đô thị.

Thi công đoạn trên cao tuyến metro số 1. Ảnh: MINH TUẤN

Thi công đoạn trên cao tuyến metro số 1. Ảnh: MINH TUẤN

Về cơ bản định hướng phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn TP xác định trong 15 năm qua được khẳng định là đúng đắn, phù hợp với lợi thế cạnh tranh và thế mạnh của TP trong phát triển, đặc biệt khai thác thế mạnh của một cửa ngõ giao lưu quốc tế. Tuy nhiên, giữa định hướng phát triển và các giải pháp thực thi còn bất cập, nên  sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và cho đến nay tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế TP vẫn là sự bất cập giữa cơ cấu so với yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.

TPHCM đã chủ động và sáng tạo, đi đầu trong nhiều mô hình để thúc đẩy quá trình CNH kinh tế TP theo hướng hiện đại, như thí điểm xây dựng khu chế xuất, phát triển các khu công nghiệp tập trung, xây dựng khu công nghệ cao, xây dựng khu phần mềm Quang Trung, khu nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao… cùng với nhiều biện pháp khác để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng kết quả đạt được còn xa so với yêu cầu tác động lan tỏa làm thay đổi chất lượng tăng trưởng.

Sự khiếm khuyết và thiếu đồng bộ của các chính sách vĩ mô đã tác động đáng kể đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ ở TPHCM và ở nhiều địa phương khác. Trong các chính sách khiếm khuyết, điểm nổi bật nhất là thiếu chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, một nền công nghiệp gia công dựa trên lao động rẻ, mô hình tổ chức chính quyền đô thị vẫn chưa được hình thành, dù thực tiễn đặt ra từ nhiều năm trước. 

Các tin khác