Công nhân sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN
Tại diễn đàn, nhiều diễn giả cho rằng, phát triển bền vững là nền tảng quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam ở bất kỳ quy mô nào cũng phải hướng tới. Đây là chuẩn mực giúp các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ông Nicolas Audier, Chủ tịch Eurocham Việt Nam, nhận định hệ thống doanh nghiệp châu Âu ở Việt Nam rất coi trọng việc phát triển bền vững, trong đó có các yếu tố liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng xanh, tái chế rác thải nhựa, tái sử dụng nguồn nước... Phát triển bền vững là hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, thực hiện các mục tiêu vì con người. Vì vậy, ngoài yếu tố về chất lượng, giá cả thì những yếu tố này cũng được các doanh nghiệp châu Âu đặc biệt quan tâm.
Ông Nguyễn Nguyên, đại diện Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC - thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới), cho biết kết quả khảo sát của IFC cho thấy có đến 60% doanh nghiệp trong hệ thống của IFC trả lời rằng, các doanh nghiệp chỉ muốn mua hàng của đối tác khi đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, giá cả, bình đẳng giới trong lao động và các yếu tố về sản xuất xanh hướng đến nền kinh tế toàn hoàn. Đối với những dự án sản xuất bền vững, sử dụng năng lượng xanh, tái chế rác thải nhựa, IFC sẽ có những hỗ trợ ưu đãi về mặt tài chính.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 91 phát hành thứ hai ngày 25-1-2021
TPHCM - Lâm Đồng liên kết chuẩn bị rau, hoa cung ứng tết
Nhiều kỳ vọng cho ngành thép
Đầu tư mạnh vào kinh doanh sáng tạo
Kim ngạch xuất khẩu cá cảnh của TPHCM tăng hơn 27%
Hàng trăm doanh nghiệp, tiểu thương được tập huấn an toàn thực phẩm
Đổi mới mô hình tăng trưởng để tăng sức chống chịu của nền kinh tế
Công bố trao quyết định cán bộ TP Thủ Đức
Việt Nam hoan nghênh doanh nghiệp Ấn Độ đến đầu tư
Điều động đồng chí Nguyễn Văn Hiếu làm Bí thư Thành ủy TP Thủ Đức