Lợi thế vẫn dừng ở tiềm năng

Tại hội thảo quốc gia đánh giá tiềm năng xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức, báo cáo nghiên cứu được đưa ra tại hội thảo đã cho thấy không ít bất cập trong những ngành được nhìn nhận thế mạnh của Việt Nam lẫn các mặt hàng đang có tiềm năng.

Tại hội thảo quốc gia đánh giá tiềm năng xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức, báo cáo nghiên cứu được đưa ra tại hội thảo đã cho thấy không ít bất cập trong những ngành được nhìn nhận thế mạnh của Việt Nam lẫn các mặt hàng đang có tiềm năng.

Chưa tận dụng tốt

Theo báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu quốc gia, những nhóm hàng có tiềm năng xuất khẩu cao bao gồm sắn, cà phê, cao su, mây tre lá, tôm, điện và điện tử… Tuy nhiên, những mặt hàng có giá trị kim ngạch cao trong nhóm đã bộc lộ không ít hạn chế. Đó là xuất thô, giá trị gia tăng thấp (cà phê, điện và điện tử); công nghiệp phụ trợ kém (cao su)…

Bên cạnh đó, những mặt hàng có tiềm năng cao như sắn, tiêu và gia vị, mây tre lá, gốm sứ, cá ngừ… dù nhu cầu thị trường lớn nhưng giá trị xuất khẩu vẫn ở mức thấp do phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, chủ yếu phải nhập khẩu nguyên liệu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Một điểm đáng quan tâm là trong nhóm hàng có tiềm năng xuất khẩu thấp, gạo là mặt hàng đứng đầu tiên, dù doanh thu từ xuất khẩu mặt hàng này thường duy trì ở khoảng 3 tỷ USD.

Nguyên nhân do Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và khuyến khích đưa vào trồng các loại cây có lợi nhuận cao, bền vững hơn. Mặt khác, thị trường gạo thế giới đang ở mức dư thừa dự trữ cùng với sự xuất hiện của những nhà cung cấp mới.

Xét tổng thể, Việt Nam đã là quốc gia có tên tuổi trong bản đồ xuất khẩu thế giới đối với một số mặt hàng nông sản và công nghiệp như cà phê, hạt tiêu, gạo, cá tra, dệt may, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Bên cạnh một đặc điểm chung được nhắc đến nhiều lần là giá trị gia tăng thấp (do chưa có thương hiệu, xuất khẩu phần lớn qua các bên trung gian…), các bất cập còn thể hiện qua các mặt như chất lượng sản phẩm xuất khẩu thấp (ngành nông nghiệp, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ); cơ sở hạ tầng chế biến và vận tải kém; liên kết trong chuỗi và ngang yếu…

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, điều đáng quan tâm Việt Nam vẫn đang dựa vào lợi thế về chi phí nhân công và điều này đang ngày càng không bền vững trong hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt, nhóm điện tử, dệt may và da giày phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu. Đây là những ngành xuất khẩu truyền thống với kim ngạch xuất khẩu cao, thặng dư thương mại lớn và thâm dụng lao động - đặc trưng cho việc khai thác lợi thế hiện tại của Việt Nam về chi phí nhân công rẻ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh mức lương bình quân đang ngày càng tăng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng, miền, đã dẫn tới nguy cơ thiếu hụt lao động ngày càng rõ. Bên cạnh đó, yếu điểm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hoặc linh kiện nhập khẩu đang khiến doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ro biến động giá và thời gian giao hàng, đồng thời trực tiếp hạn chế năng lực cạnh tranh của các nhà cung ứng, cản trở sự nâng cấp hoạt động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

Hành động cũ, ưu tiên mới

Lợi thế vẫn dừng ở tiềm năng ảnh 1Lĩnh vực nông nghiệp đang được nhìn ở một tiềm năng to lớn, đặc biệt lúa gạo với vai trò về an ninh lương thực vẫn là ngành có tiềm năng xuất khẩu lớn. Hay du lịch là lĩnh vực tiềm năng nhưng báo cáo nghiên cứu chưa nêu rõ ai chi phối đoạn nào trong chuỗi. Du lịch Việt Nam hiện tiềm năng không phải là truyền thống mà chính là du lịch thế hệ mới như văn hóa, sinh thái…
Lợi thế vẫn dừng ở tiềm năng ảnh 2

TS. Võ Trí Thành,
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Dựa trên kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu đưa ra các hành động ưu tiên cho từng ngành hàng cụ thể. Trong đó tập trung các nội dung: Với ngành điện, điện tử, hỗ trợ nhà cung ứng kết nối với khách hàng tiềm năng trong khối FDI và khách hàng nước ngoài hỗ trợ phát triển các thương hiệu điện tử trong nước sản xuất. Với ngành giày dép, đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực thiết kế. Với lúa gạo, chọn phân khúc thị trường gạo chất lượng cao và đặc sản cho xuất khẩu thời gian tới, thúc đẩy sản xuất quy mô lớn…

Một loạt khuyến nghị cũng được nhóm nghiên cứu đưa ra, đa phần là các giải pháp đã từng được nhắc đến nhiều, đã tồn tại nhiều năm vẫn không có nhiều thay đổi. Chẳng hạn, về sự cần thiết xây dựng hệ thống thông tin thị trường cập nhật cho từng ngành hàng trên một nền tảng chung nhất quán, cân nhắc khả năng chia sẻ tối đa để giảm thiểu những chi phí phát sinh không cần thiết.

Hiện nay có khá nhiều cơ sở dữ liệu thông tin thị trường nhưng không mang tính hệ thống, không đầy đủ và có thể so sánh lẫn nhau theo tiêu chí lựa chọn. Bất cập này vẫn không có sự thay đổi dù ai cũng biết việc duy trì cơ sở dữ liệu riêng rẽ ở các cơ quan, ban ngành rất tốn kém và hạn chế khả năng khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu. Hay như tồn tại về một nền công nghiệp hỗ trợ yếu, báo cáo nhận định đây là vấn đề đã được đề cập nhiều tại báo cáo ngành, thậm chí các văn bản quy hoạch, chiến lược của Chính phủ.

Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế chưa hiệu quả. Với những cơ hội tiềm năng các hiệp định thương mại Việt Nam đang đàm phán sẽ mang lại, phát triển công nghiệp phụ trợ lại nổi lên là cơ hội lớn mà nhà đầu tư nước ngoài đã rất nhanh nhạy nắm bắt. Theo ông Đinh Văn Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), báo cáo đề xuất tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là điều cần thiết.

Tuy nhiên, các tác giả chưa khuyến nghị tham gia chuỗi nào. “Nói nếu tham gia chuỗi phải chăng trong nông nghiệp Việt Nam sẽ chỉ tham gia khâu trồng trọt? Hay lĩnh vực công nghệ cao như điện thoại chỉ ở khâu lắp ráp?” - ông Thành băn khoăn. Cũng theo ông Thành, trong giải pháp phát triển thông tin thị trường nên có hỗ trợ về cung ứng chuỗi cho các ngành hàng uy tín và đào tạo kỹ năng quản trị chuỗi.

Các tin khác