Kinh doanh kiểu… EVN

Ngành điện nước ta đã có hơn 10 năm nghiên cứu và thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh, nhưng đến nay vẫn chưa có mô hình đúng theo nguyên tắc thị trường cạnh  tranh, bởi EVN vẫn giữ vai trò chi phối tất cả các khâu, như phát điện với tỷ trọng hơn 60% tổng công suất toàn hệ thống; chiếm 90% phân phối bán lẻ và độc quyền 100% trong truyền tải điện.

Trong khi người tiêu dùng được hưởng giá cước viễn thông ngày càng rẻ bởi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, thì sự độc quyền của ngành điện đã tạo ra một kiểu kinh doanh điện không giống ai: cạnh tranh kiểu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Ngành điện nước ta đã có hơn 10 năm nghiên cứu và thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh, nhưng đến nay vẫn chưa có mô hình đúng theo nguyên tắc thị trường cạnh  tranh, bởi EVN vẫn giữ vai trò chi phối tất cả các khâu, như phát điện với tỷ trọng hơn 60% tổng công suất toàn hệ thống; chiếm 90% phân phối bán lẻ và độc quyền 100% trong truyền tải điện.

Việc độc quyền ngành điện của EVN gây ra nhiều bất cập trong chất lượng dịch vụ cung ứng điện, đặc biệt là sự minh bạch của EVN. Trước thực trạng này, Chính phủ đã có chủ trương xóa bỏ độc quyền trong sản xuất và kinh doanh điện.  Cụ thể, theo Quyết định 26/2006/QĐ-TTg về lộ trình xóa bỏ độc quyền trong ngành điện, gồm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 2005-2014 cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất điện. Xu hướng này sẽ dần thay thế độc quyền. Giai đoạn  2015-2022 cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực bán buôn điện. Giai đoạn sau năm 2022 cho  phép cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ điện, ngành điện vận động theo cơ chế thị trường. Cũng theo Quyết định 26, giá điện được điều chỉnh theo cơ chế thị trường và được điều chỉnh khi có biến động của giá bán than cho điện, giá khí trung bình, giá dầu DO và FO, tỷ giá VNĐ/USD.

Dù được dán nhãn cơ chế thị trường, nhưng có lẽ EVN tranh thủ trong từng giai đoạn còn độc quyền và đặc biệt chỉ thích sử dụng “phím” tăng trong điều hành giá bán điện. Cụ thể, trong vòng 6 năm từ 2009 đến 2013, giá điện bán lẻ đã tăng 7 lần liên tiếp, trong đó các năm 2009-2011, giá điện bình quân tăng trung bình 14,1%/năm.

Từ năm 2011, khi Quyết định 24/2011/QĐ-TTg ngày 5-4-2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường được ban hành, mỗi năm giá điện tăng khoảng 5%. Đặc biệt, trong vòng 2 năm tới, giá điện sẽ được phép tăng thêm khoảng 10%/năm và các năm tiếp theo tăng theo lộ trình tiệm cận thị trường cạnh tranh. Kết quả, tính riêng năm 2012, EVN lãi 8.814 tỷ đồng nhờ 2 lần tăng giá điện sau khi đã trừ phần lỗ chênh lệch tỷ giá và lỗ phân bổ từ những năm trước 21.000 tỷ đồng.

Điều đáng nói, dù thu được lợi nhuận khủng, nhưng mỗi lần tăng giá điện EVN vẫn đưa ra điệp khúc “chi phí đầu vào tăng khiến EVN thua lỗ?”. Và dù liên tục tăng giá nhưng EVN vẫn cho rằng giá điện tại Việt Nam rẻ hơn so với nhiều nước trên thế giới. So sánh này có thể đúng, nhưng EVN lại quên (hoặc cố tình quên) rằng mặt bằng thu nhập nước ta hiện thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước, nên mức giá điện “rẻ” này đang là gánh nặng đối với đại đa số người dân và doanh nghiệp.

Không chỉ người dân và doanh nghiệp sản xuất, kiểu kinh doanh độc quyền và cách tính giá điện của EVN còn gây thiệt hại cho ngay cả các doanh nghiệp sản xuất điện. Hay mới đây, dù chỉ là dự thảo nhưng Bộ Công Thương - đơn vị chủ quản của EVN, đưa ra hợp đồng mẫu khống chế giá bán điện của các thủy điện nhỏ cho tập đoàn này trong suốt 20 năm.

Nếu được thông qua, EVN sẽ cực kỳ lợi thế vì giá mua điện đầu vào từ hàng trăm dự án thủy điện nhỏ được cố định trong khi đầu ra vẫn tăng. Theo nguyên tắc mua - bán phải là

 thỏa thuận giữa 2 bên về giá, thời gian và những điều kiện liên quan chứ không thể do một bên quyết định. Nhưng các nhà máy thủy điện nhỏ không có sự lựa

Hiện trên cả nước có khoảng gần 200 dự án thủy điện nhỏ, rất nhiều công ty đầu tư thủy điện nhỏ đang thua lỗ vì gánh nặng lãi suất, ép giá… Nếu bị khống chế thêm giá bán trong suốt 20 năm, không ít công ty sẽ phá sản trong khi chúng ta vẫn phải đang mua điện của Trung Quốc với giá cao.

Theo quy hoạch ngành điện đã được phê duyệt đến năm 2020, mỗi năm EVN đưa vào vận hành 5.000MW mới, xây dựng nhiều công trình trạm, đường dây với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD/năm; từ năm 2020 đến năm 2030 khoảng 60 tỷ USD. Vì vậy nguồn vốn cần để đầu tư là rất lớn và thực tế tiến độ của rất nhiều dự án bị ảnh hưởng do thiếu vốn. Trong khi thường xuyên phàn nàn thiếu vốn nhưng EVN lại rất chịu chi cho các hoạt động đầu tư ngoài ngành, từ ngân hàng, chứng khoán cho tới bất động sản. Chưa dừng lại ở đó, EVN khiến dư luận ngỡ ngàng khi chi hàng trăm tỷ đồng xây dựng biệt thự, hồ bơi và sân quần vợt cho cán bộ ngành điện.

Các tin khác