Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,3%, đóng góp 55,96%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 9,45%, đóng góp 2,37 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ tăng 3,34%, đóng góp gần 35,7% vào mức tăng chung, trong đó các ngành dịch vụ thị trường như bán buôn và bán lẻ tăng gần 6,5%, hoạt động tài chính, ngân hàng bảo hiểm tăng gần 7,4%.
Về cơ cấu nền kinh tế quý 1-2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,71%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,45%; khu vực dịch vụ chiếm 42,2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,64% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là 11,66%; 35,86%; 42,82%; 9,66%).
Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Tổng cục Thống kê cho hay, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng sau Tết Nguyên đán giảm theo quy luật hàng năm, giá các loại thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào là nguyên nhân chính làm CPI tháng 3-2021 giảm 0,27% so với tháng trước, tăng 1,31% so với tháng 12-2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3 tăng 1,16%, thấp nhất kể từ năm 2016; CPI bình quân quý 1-2021 tăng 0,29%, mức tăng thấp nhất trong 20 năm qua.
Lạm phát cơ bản tháng 3-2021 giảm 0,12% so với tháng trước và tăng 0,73% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân quý 1-2021 tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 100 phát hành thứ hai ngày 12-4-2021
Quý I: 57/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán
Phát triển logistics thành dịch vụ mũi nhọn theo hướng nào?
Giữ an toàn, tận dụng thời gian, cơ hội phát triển kinh tế
Bộ GTVT: Chưa tính đến việc áp giá sàn vé máy bay
Mỏi mòn tìm đặc sản nông nghiệp bản địa
TP.HCM: Thị trường văn phòng cho thuê có dấu hiệu phục hồi
Tham gia kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp ngoại nắm giữ không quá 35% cổ phần
Bịt lỗ hổng, triệt tiêu xăng lậu, xăng giả
Tháo gỡ điểm nghẽn quy hoạch titan ở Bình Thuận