Đón đọc ĐTTC bộ mới số 90 phát hành thứ hai ngày 18-1-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 90 phát hành ngày 18-1-2021 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 90 phát hành thứ hai ngày 18-1-2021 ảnh 1
- Linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá: Chính sách mởi của NHNN sẵn lòng giảm sự can thiệp 1 chiều trên thị trường ngoại hối. Nói cách khác, nhà điều hành có thể tiến tới cho phép sự linh hoạt hơn trong biến động tỷ giá trong ngắn và trung hạn nhờ sự gia tăng trong dự trữ ngoại hối. (Trần Thị Hà My)
- Big Tech sẽ soán ngôi “quyền lực thứ tư”?: Tại các nước phương Tây, quyền lực được chia đều cho 4 thế lực: Hành pháp, Tư pháp, Lập pháp và Truyền thông. Với việc đóng tài khoản Tổng thống Mỹ Donald Trump và những người ủng hộ ông, các Big Tech (đại gia công nghệ) đang nổi lên như thế lực thao túng quyền lực thứ tư. Liệu dưới thời Tổng thống mới Joe Biden, xu hướng này có tiếp tục? (Văn Cường)
- Gậy ông có đập lưng ông?: Trong năm 2020, không ít lần Tổng thống Donald Trump đã hồ hởi viết trên tài khoản Twitter của mình rằng thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ lập đỉnh (ATH), ngụ ý nền kinh tế rất ổn dưới sự điều hành của ông. Thế nhưng, có một sự oái oăm, nếu cho rằng chính ông Trump kích hoạt TTCK Mỹ, thì khổ nỗi trong danh mục của nhà đầu tư Mỹ cổ phiếu của các công ty Trung Quốc cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Nếu vậy, trừng phạt Trung Quốc hay các doanh nghiệp Trung Quốc - qua việc cấm nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu Trung Quốc - lẽ nào gậy ông đập lưng ông? (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Sự hồi phục của các thị trường và thế lưỡng nan chính sách: Quá trình giãn cách xã hội và phong toả kinh tế để chống dịch đã giáng một đòn chí mạng vào các thị trường như chứng khoán và bất động sản. Tâm lý lạc quan và kỳ vọng tăng trưởng cũng “đóng băng” tương tự như các hoạt động kinh tế. Trong những ngày xuân đầu tiên của năm 2021, sự sôi động và nóng lên của các hoạt động kinh tế cũng đã làm cho các tảng băng bi quan bắt đầu tan chảy. Nhưng cùng với sự hồi phục của các thị trường là những quan ngại về nguy cơ hình thành một chu kỳ bong bóng giá tài sản mới cũng trổi dậy. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Đại học Kinh Tế TPHCM) 
- Chứng khoán có tiếp tục thăng hoa?!: Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nước có triển vọng tăng trưởng khả quan nhất khu vực châu Á. Trong giai đoạn dịch bệnh, chúng ta đang có những điều kiện quan trọng nhất để doanh nghiệp vượt khó và phát triển sản xuất kinh doanh. Đó là những yếu tố nền tảng hỗ trợ TTCK phục hồi mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. (Ngọc Quang)
- Rủi ro tiền rẻ chảy vào chứng khoán: Sự thành công trong kiểm soát sự lây lan của đại dịch Covid-19 từ rất sớm, đã giúp nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng rất ít. Trong đó, chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn, đã trở thành chất xúc tác quan trọng giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2,91%, điều rất ít quốc gia trên thế giới có thể làm được. Tuy nhiên, nếu chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục được duy trì như hiện tại, hoặc nới lỏng thêm với mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng, cái giá phải trả sẽ là các hoạt động đầu cơ ngoài sản xuất, bong bóng tài sản và rủi ro nợ xấu trong hệ thống ngân hàng những năm tới. (TS. Quách Mạnh Hào)
- Kênh đầu tư thu hút dòng tiền: Sau chứng khoán là bất động sản?: Sau thị trường chứng khoán (TTCK), bất động sản (BĐS) được dự báo là kênh đầu tư thu hút dòng tiền đổ vào trong năm 2021, giữa bối cảnh lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh khiến tiền nhàn rỗi nhiều. NĐT nên đa dạng hóa danh mục đầu tư, chú ý giữ tiền mặt với tỷ trọng lớn để sẵn sàng đón cơ hội kinh tế phục hồi, thay vì nôn nóng rót vốn vào các kênh đầu tư như hiện nay, khi bức tranh chung kinh tế toàn cầu và trong nước vẫn chưa phục hồi hoàn toàn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. (Lưu Thủy)
- Kinh tế phục hồi tạo lực đẩy TTCK?: Nhiều dự báo trong và ngoài nước cho rằng tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam 2021 đạt mức 7,1%, được lan tỏa ở tất cả lĩnh vực, đặc biệt được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhu cầu từ thị trường bên ngoài và tiêu dùng nội địa phục hồi. Điều này giúp thị trường chứng khoán (TTCK) từ chỗ đang cao trào tiếp tục hưng phấn, tự tin và kỳ vọng trong năm 2021.(Huỳnh Tấn Đạt, CTCP Chứng khoán SSI)
- Thời của cổ phiếu công ty chứng khoán: Từng là một trong những nhóm cổ phiếu (CP) thiệt hại nặng nhất khi đại dịch Covid-19 bùng phát, CP các công ty chứng khoán (CTCK) đang thăng hoa trở lại và trở thành nhóm tăng trưởng dẫn đầu thị trường. Như tấm gương phản chiếu biến động thị trường là một trong những yếu tố giúp CP các CTCK hưởng lợi từ chu kỳ giá lên (bull-market) bất ngờ chưa từng có trong lịch sử. (Nguyên Hà)
- Tài năng đặc biệt: Anh là ai?: Một trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất của Đại hội Đảng 13 là tìm ra được những người tài giỏi trong bộ máy lãnh đạo quốc gia. Các tỉnh thành, tập đoàn, công ty cũng săn lùng người tài cho đơn vị mình. Chưa bao giờ việc tìm người tài lại đặt ra cấp bách như bây giờ. Có lẽ vì thế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói: “Nhân tài nằm ở bìa rừng, góc núi hay ở nước ngoài, nhiệm vụ của chúng ta phải tìm ra và trọng dụng”. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Xuất khẩu -  Giảm Mỹ, tận dụng EU và ASEAN: Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Nguyễn Xuân Thành, một trong những động lực tăng trưởng của Việt Nam năm 2021 là xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta cần đẩy mạnh xuất khẩu các thị trường như EU hay ASEAN thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm giảm bớt thách thức từ thị trường Mỹ. (Thanh Lâm)
- Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn: Chạy đua sản xuất theo xu thế nhanh, nhiều, khai thác tài nguyên cạn kiệt và núi rác thải ngày càng phình to… đang là nỗi lo của nền kinh tế đặt nặng số lượng, lợi nhuận. Hướng đến phát triển bền vững, các nhà chuyên môn đã đề xuất chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn. (Huỳnh Lợi)
- Khối ngoại trước áp lực dòng vốn nội: Dù bán ròng mạnh trong năm 2020, nhưng các động thái tích cực trong 2 tháng cuối năm cho thấy nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) không thể đứng ngoài cuộc chơi. Ngoài triển vọng lạc quan của thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực từ NĐT nội là yếu tố kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ đảo chiều trong thời gian tới. (Kim Giang)
- Phú Quốc: Cẩn trọng “bong bóng” rồi “xì hơi” lần 2: Cách đây vài năm khi có đề án Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế, giá đất huyện đảo này bùng lên dữ dội, nhà đầu tư từ các nơi ồ ạt đổ về tìm cơ hội đầu tư bất động sản (BĐS). Không lâu sau đó thị trường nhanh chóng “xì hơi” do “đặc khu” bất thành. Mới đây huyện đảo này lại dậy sóng khi chính thức lên TP biển đảo. Liệu lần này BĐS Phú Quốc có phát triển bền vững hay chỉ trong thời gian ngắn? (Bảo Bình)
- Góc làm việc  chuyên nghiệp tại nhà (Nhã Trúc)
- Đồng hồ sắc đỏ (Việt Khuê)
- Phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt (Minh Hiền)
- “Quần đảo xanh” giữa Đồng Tháp Mười: Cách TPHCM khoảng 120km về phía Tây Nam, làng nổi Tân Lập (xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) như một quần đảo xanh giữa biển nước mênh mông trắng xóa. Đây là hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú và lớn ở vùng Đồng Tháp Mười, nhờ không khí trong lành, cảnh quan yên bình nên làng nổi Tân Lập thu hút hàng trăm lượt du khách gần xa mỗi ngày. (Nguyễn Văn Công)
- Ông Joe Biden sẽ thay đổi nền kinh tế Mỹ?: Chỉ còn vài ngày nữa, ông Joe Biden sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ ở tuổi 78. Thực ra nhóm chuyển giao quyền lực của ông đã bắt tay đẩy mạnh các hoạt động này vào cuối tháng 11 năm ngoái. Điều giới đầu tư đang quan tâm là chính quyền ông Joe Biden sẽ thay đổi kinh tế, tài chính và thị trường chứng khoán như thế nào? (Hoàng Thủy Vân)
- CEO Stephen Elop - “Điệp viên” giới công nghệ: Cựu CEO Nokia Stephen Elop được giới truyền thông gọi là “tướng quân” vì phong cách lãnh đạo cứng rắn, đề cao kỷ luật cùng mái tóc húi cua đúng chuẩn quân đội. Nhưng ông được giới công nghệ nhớ đến với vai trò “điệp viên công nghệ”, biến mình thành “con ngựa thành Troy”, đảm nhiệm CEO của Nokia và đưa công ty đến thương vụ sáp nhập đình đám với Microsoft. (Thiên Bảo)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác