Đón đọc ĐTTC bộ mới số 83 phát hành thứ hai ngày 30-11-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 83 phát hành ngày 30-11-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 83 phát hành thứ hai ngày 30-11-2020 ảnh 1
- Nghị định làm suy kiệt nền kinh tế: Trong bối cảnh nền kinh tế đang nỗ lực gượng dậy sau đại dịch và thiên tai, người dân và doanh nghiệp lại phải âu lo với những thông tư, nghị định của cơ quan công quyền, khiến khó khăn chồng khó khăn. Đó là việc Tổng cục Thuế không những không có chính sách mới để khoan sức dân, lại cho ra đời Nghị định 126/2020 gây nên những hoang mang và khó hiểu với người dân và doanh nghiệp.  (TS. Bùi Trinh)
- Nhiều nội dung cần làm rõ Nghị định 126: Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ126) quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực từ 5-12-2020, có những quy định có thể hiểu nối tiếp và mở rộng thêm trách nhiệm của NH trong việc phối hợp và hỗ trợ ngành thuế. Nhưng để thực thi trong thực tế, cần làm rõ và hướng dẫn nhiều vấn đề.  (Phạm Như Liên)
- 2 tỷ USD giúp ĐBSCL chuyển động ra sao?: Thông tin Thủ tướng Chính phủ đồng ý tăng thêm cho khu vực ĐBSCL khoản kinh phí 2 tỷ USD phục vụ các dự án phát triển, đã làm người dân miền Tây Nam bộ phấn khích. Tuy nhiên, vùng đất phì nhiêu này sẽ chuyển động ra sao trong tương lai, vẫn là câu chuyện đáng suy tư. (Gia Quan)
- Mỹ: "Vết thương" nội bộ cần chữa trị: Ngay sau khi được một số hãng truyền thông dự báo là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3-11, ông Joe Biden ngày 7-11 đã có bài phát biểu, nhấn mạnh việc "chữa lành nước Mỹ" khỏi những chia rẽ của quốc gia. (Văn Cường)
- Châu Âu: Doanh nghiệp, ngân hàng đang ở bờ vực: Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vừa công bố báo cáo đánh giá mức độ ổn định tài chính của khu vực đồng Euro. Báo cáo tháng 11 năm nay cho thấy ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nhiều doanh nghiệp và ngân hàng rất đáng quan ngại trong trung hạn. Mặc dù các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ đã kiềm chế được các rủi ro trong ngắn hạn, nhưng xem ra khả năng mấp mé bờ vực của doanh nghiệp, ngân hàng nói riêng và nợ công nói chung đã xuất hiện trong vùng ra-đa cảnh báo. (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Việt Nam: Thương mại sắp tới ra sao?: Hoạt động thương mại của Việt Nam trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, mặc dù toàn cầu đang chịu sự tàn phá của Covid-19 và những bất ổn vốn đã tồn tại như thương chiến Mỹ-Trung. Việt Nam ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục đạt 18,72 tỷ USD trong 10 tháng năm 2020. Tuy nhiên, mối quan hệ với các đối tác thương mại lớn đang tồn tại sự mất cân đối, đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế có độ mở thương mại lớn nhất thế giới, hơn 200% của GDP, do đó bất kỳ những biến động nào của kinh tế toàn cầu đều có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế trong nước. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Th.S Tô Công Nguyên Bảo, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng sức đề kháng: Nói mô hình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng sẽ diễn ra theo mô hình chữ V, và điều này sẽ được xác nhận khi số liệu quý IV được công bố. Nếu tăng trưởng kinh tế quý IV cao hơn quý III, chúng ta có thể vượt qua suy thoái và không bị chìm vào vùng tăng trưởng âm. Đương nhiên trong đó cũng có nỗ lực từ phía DN. Đã có những DN ứng phó bằng cách thu hẹp lao động, sản xuất và hoạt động. Nhưng cũng có đến 50% DN nghĩ đến việc chuyển đổi số để thích ứng với điều kiện mới hậu Covid-19. Covid tạo ra sức ép để thay đổi và kinh tế số, chuyển đổi số là một trong những điều DN đã lựa chọn. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo)
- Tăng lương và kích thích chi tiêu: 2020 là năm khó khăn, lẽ ra vẫn nên tăng lương như kế hoạch nhưng chúng ta đã bỏ qua. Trì hoãn tăng lương là sự lãng phí cơ hội thúc đẩy tăng trưởng. Do đó, năm 2021 tôi cho rằng chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội cải cách tiền lương. Trong bối cảnh đặc biệt chúng ta phải có giải pháp đặc biệt. Chấp nhận bội chi cao nhưng đi kèm là những giải pháp, biện pháp chống lãng phí, thất thoát, tiết kiệm triệt để những khoản cần tiết kiệm, cần giảm chi, chống thất thu ngân sách và kéo giảm bội chi ở những năm sau. (PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính - Bộ Tài chính)
- Đẩy mạnh thương mại điện tử: Năm 2020, lúc đầu chúng tôi nghĩ Covid-19 sẽ là đòn bẩy cho TMĐT, nhưng có lẽ tốc độ tăng trưởng không bằng 2019. Tuy nhiên, hiện tại hành vi tiêu dùng mua sắm trực tuyến phát triển rất tốt, người tiêu dùng đã tăng cường mua trên trực tuyến. Những tác động của Covid-19 đến doanh nghiệp TMĐT là tiết kiệm được chi phí do có thể làm việc ở nhà, lạc quan về nhân sự và duy trì doanh nghiệp sau dịch. TMĐT chính là giải pháp tối ưu trong bối cảnh dịch Covid-19. (Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số  - Bộ Công Thương) 
- Cần cải thiện ngành logistics: Logistics được cho là chìa khóa để phục hồi tăng trưởng kinh tế. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) EVFTA mang đến nhiều cơ hội và ưu đãi dành cho các doanh nghiệp logistics. Theo đánh giá, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi EU sẽ tăng khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030. Ở chiều ngược lại, dự kiến, tăng trưởng nhập khẩu từ EU vào Việt Nam sau EVFTA cũng sẽ gia tăng nhanh chóng ngay khi hiệp định có hiệu lực. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai bên càng nhộn nhịp, thị trường dịch vụ logistics càng mở rộng, đặc biệt là dịch vụ logistics quốc tế.  (TS. David John Whiteheah, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam  - Auscham)
- Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân: Để doanh nghiệp tư nhân vượt thoát, vẫn cần có “bàn tay” Nhà nước, bằng việc tập trung thực hiện bằng được 2 việc lớn: Thứ nhất, tăng cường các thể chế thị trường - tức thiết lập rõ ràng, minh bạch, có thể tiên liệu được và được thi hành nghiêm túc các “luật chơi”. Đi kèm đó nâng cao chất lượng của bộ máy và con người, tăng cường ý thức trách nhiệm, kỷ cương, chế tài trong hệ thống nhà nước, tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thiết kế và thực thi chính sách. Thứ hai, tự do hóa thị trường các nhân tố sản xuất, bao gồm các thị trường như tài chính, thị trường đất đai, thị trường lao động, khoa học và công nghệ…  (Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế)
- Khuôn khổ pháp lý cho ngân hàng số: Điểm khác biệt của ngân hàng (NH) số so với NH truyền thống là cách thức cung cấp dịch vụ. Các NH số chủ yếu cung cấp dịch vụ qua internet, phụ thuộc nhiều vào công nghệ số, khả năng kết nối và dữ liệu. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải xây dựng các khuôn khổ pháp lý phù hợp để quản lý hoạt động của mô hình kinh doanh mới này, nhằm cân bằng giữa mục tiêu kiểm soát rủi ro với thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. (TS. Trần Hùng Sơn, Viện Nghiên cứu Phát triển Công nghệ NH Trường Đại học Kinh tế - Luật)
- Chỉ mới số hóa, chưa phải ngân hàng số: Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ các công ty fintech, đã buộc các NH truyền thống phải thay đổi, cụ thể phát triển NH số trở thành mục tiêu chung của các NH. Nhưng cho đến nay các NH mới đang trong giai đoạn chuyển đổi số, tức mới số hóa các hoạt động, vẫn chưa có NH số thực sự vì còn nhiều rào cản. (Cát Tường)
- TPHCM - Hà Nội - Miền Trung: Liên kết phục hồi ngành du lịch: TPHCM vừa đề xuất gắn kết với TP Hà Nội (2 địa phương đầu tàu về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội - du lịch của phía Bắc và phía Nam) với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhằm nhanh chóng phục hồi ngành du lịch sau đại dịch. Trong điều kiện dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp, chưa mở cửa đối với khách du lịch quốc tế, thị trường du lịch nội địa sẽ được xác định là điểm khởi đầu cần thiết và quan trọng để phục hồi, phát triển du lịch. (Ngọc Phúc - Thi Hồng - Mai An)
- Thanh toán không dùng tiền mặt: Đang làm lợi cho thẻ quốc tế: Thanh toán thẻ tín dụng ngày càng được ưa chuộng vì các yếu tố tiện và lợi. Song các doanh nghiệp, cửa hàng lại ngán ngẩm vì chấp nhận giao dịch thẻ tín dụng phải trả phí cao, ăn vào tiền lãi kinh doanh. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đang “đụng” rào cản phí, đáng nói là phí này chủ yếu thuộc về các tổ chức thẻ quốc tế. (Đỗ Linh)
- Tiền sầm sập đổ vào chứng khoán: Những phiên giao dịch cuối tháng 11 thị trường chứng khoán (TTCK) chứng kiến kỷ lục về giá trị giao dịch liên tiếp. Trong khi các kênh đầu tư khác như vàng đang thoái trào, lãi suất tiết kiệm quá thấp, đầu tư trái phiếu cũng khó khăn, TTCK lại lan truyền những “bằng chứng sống” về cơ hội kiếm lời tính bằng lần... Không có gì bất ngờ khi nhà nhà đã quan tâm tới kênh đầu tư này. (Nguyên Hà)
- Cổ phiếu thép đang ở mức rủi ro: Hoạt động sản xuất kinh doanh cải thiện giúp cho nhóm cổ phiếu (CP) thép tăng nóng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đợt sóng tăng này có quá nhiều điều bất thường, nhất là sau động thái bán ra ồ ạt của lãnh đạo doanh nghiệp (DN) để chốt lời.  (Kim Giang)
- Khơi thông thủ tục đất đai TPHCM: Vẫn tiếp tục… chờ gỡ: Câu chuyện ách tắc thủ tục về đất đai có thể nói đã kéo dài hơn 5 năm qua và cho đến nay vẫn không có lời giải. Nhiều hội thảo, diễn đàn được các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) nêu ra và được các cơ quan chức năng trả lời sẽ tìm cách tháo gỡ. Mới đây, tại hội thảo cũng với chủ để phát triển thị trường BĐS… do Ban Kinh tế Trung ương, phối hợp cùng Hiệp hội BĐS TPHCM tổ chức, cũng với nhiều ý kiến cũ của doanh nghiệp BĐS đưa ra và vẫn nhận được sự trả lời tiếp tục… trình và gỡ. (Bình Minh)
- Đồng hồ đặc biệt giá dưới 10.000USD (Tùng An)
- Món quà công nghệ mùa lễ hội (Nhã Trúc)
- Điều trị Parkinson giai đoạn nặng (TS.BS Trần Ngọc Tài, Phó trưởng khoa Thần kinh, Trưởng đơn vị rối loạn vận động, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Chuyện văn & chuyện đời (Lê Thiếu Nhơn)
- Mùa lá phong khoe sắc (Văn Hải- Nguyễn Duy)
- Kinh tế hậu Covid: Bài học từ Nhật Bản: Khi các nền kinh tế trên thế giới vật lộn để phục hồi sau tác động của đại dịch Covid-19: tăng trưởng thấp và lãi suất cực thấp. Vậy bài học nào có thể rút ra từ Nhật Bản, đất nước từng chiến đấu với những xu hướng này trong hàng thập niên? (Vinh Trang)
- Brian Hannasch: Tham vọng nhà bán lẻ lớn nhất: Từ 11 cửa hàng tiện lợi tại Canada, chỉ sau 10 năm, Tập đoàn Alimentation Couche-Tard sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi của Circle K đã có 15.000 cửa hàng trên khắp Canada, Mỹ, châu Âu, México, Nhật Bản, Trung Quốc… Có được thành công này là nhờ CEO Brian Hannasch với chiến lược M&A và chia sẻ nhượng quyền thương hiệu.   (Thiên Bảo)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác