Đón đọc ĐTTC bộ mới số 72 phát hành thứ hai ngày 14-9-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 72 phát hành ngày 14-9-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 72 phát hành thứ hai ngày 14-9-2020 ảnh 1
- Một NHTW khôn ngoan có nên tích trữ ngoại hối trong thầm lặng?: Trong bối cảnh NHTW Mỹ (Fed) thực hiện cuộc chiến chính sách tiền tệ và Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan tích trữ ngoại hối trong thầm lặng, việc công khai tích trữ ngoại hối là điều tốt. Nhưng trong khi đang nằm trong danh sách giám sát thao túng tiền tệ của Mỹ, Việt Nam nên cân nhắc thật kỹ lợi ích và mất mát nếu đi ngược xu hướng bằng cách vang to dự trữ ngoại hối tăng cao kỷ lục như là một thành tích. (Trần Ngọc Thơ)
- Đông Nam Á trong chiến lược “tách Trung” của Mỹ: Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần đe dọa có thể sẽ không để Mỹ tiếp tục làm ăn với Trung Quốc (tách Trung). Cho đến nay, ông đã có nhiều động thái để thúc đẩy điều này, như hứa hỗ trợ các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc, cấm các cơ quan liên bang làm ăn với các công ty bỏ Mỹ sang Trung Quốc… Vậy, nếu Tổng thống Trump thực sự quyết định tách Trung, các nước Đông Nam Á (ĐNÁ) có hưởng lợi? ASEAN khó có thể thay thế hoàn toàn Trung Quốc trong vòng vài thập niên tới. Tuy nhiên, bằng cách thiết lập một giải pháp thay thế đáng tin cậy ở ĐNÁ, Mỹ có thể đàm phán với các công ty Trung Quốc và chính phủ tốt hơn để bảo vệ tài sản trí tuệ và đảm bảo các thông lệ kinh doanh tốt. (Văn Cường)
- Thu hút FDI phải tự lượng sức: Tình hình kinh tế thế giới hiện nay, cũng như khả năng hấp thụ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của nền kinh tế trong nước vẫn còn những điểm nghẽn. Trong bối cảnh này, Việt Nam không nên “quá tham vọng thu hút vốn FDI bằng mọi giá", chỉ nên thu hút những dòng vốn phù hợp kết hợp với cải cách, nâng cao nội lực nền kinh tế. Vấn đề quan trọng hiện nay là đánh giá lại khả năng hấp thụ vốn FDI của nền kinh tế Việt Nam, để từ đó tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn lao động và công nghiệp phụ trợ. (Lưu Thủy)
- Tạo thế cho mình và hành động cụ thể: Khi nhiều tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm thêm địa điểm ngoài Trung Quốc để di dời, hay thiết lập nhà máy mới, các nước như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ đều có những động thái tích cực để cạnh tranh thu hút dòng dịch chuyển này. Để đón nhận cơ hội, may mắn là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là sự chuẩn bị. Bởi đã có những đại bàng đến nhưng rồi lại đi vì chúng ta chưa sẵn sàng. Hy vọng lần này Việt Nam sẽ không bỏ lỡ những cơ hội. (TS. Võ Đình Trí, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM và IPAG Business School Paris)
- Cạnh tranh chấp nhận luật chơi: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là bộ phận hữu cơ quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, chúng ta đang rất nỗ lực để thu hút dòng vốn này, đặc biệt trong bối cảnh các nước trong khu vực cũng đang làm. Điều này gây áp lực lớn vì chúng ta phải cạnh tranh khốc liệt, nhưng buộc ta tự phải cải thiện mình để chấp nhận cuộc chơi với sự tự tin và nỗ lực làm tốt nhất có thể. (Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng CIEM) 
- Không giải pháp mạnh, doanh nghiệp tiếp tục “chết”: Một cuộc khảo sát thực hiện trong tháng 8 của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (phỏng vấn trực tiếp 15 hiệp hội doanh nghiệp (DN) đại diện cho 20.000 DN và cá nhân thành viên; khảo sát online có 349 DN trả lời), đã lượng hóa phần nào mức độ khó khăn của DN và các hạn chế của chính sách hỗ trợ. Do đó, nếu không triển khai quyết liệt và xây dựng các giải pháp mới mạnh mẽ hơn, sẽ rất khó đạt được mục tiêu tăng trưởng dương, khi nhiều chỉ số kinh tế - xã hội 8 tháng vẫn ở mức thấp, tín hiệu hồi phục chưa rõ nét, các động lực tăng trưởng ở mức yếu... (Quang Minh)
- Vietnam Airlines và trật tự ưu tiên các gói giải cứu kinh tế: Vào giữa tháng 7, Vietnam Airlines trình Chính phủ xin hỗ trợ khẩn cấp 12.000 tỷ đồng. Nhưng nhiều ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn như dệt may, da giày cũng đang lâm vào khó khăn rất lớn. Cần biết rằng những gói giải cứu được tài trợ bằng tiền của Nhà nước, có nghĩa đồng thuế của người dân. Vì thế, cần lập và công bố một chiến lược giải cứu để đảm bảo đồng tiền cứu trợ đến đúng đối tượng và được sử dụng tốt, hiệu quả. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Sẵn sàng tâm thế cho sự thay đổi: Dịch bệnh Covid-19 còn ảnh hưởng lâu dài đến Việt Nam và thế giới. Sắp tới thế giới, kinh tế ra sao, hoạt động kinh doanh khi nào bình thường trở lại, khó có ai biết rõ. Có điều chắc chắn là mọi thứ đều sẽ không còn chắc chắn nữa. Có lẽ năng lực thích nghi và khả năng quản trị rủi ro là 2 phẩm chất quan trọng nhất của người kinh doanh trong thời gian tới. Cần sẵn sàng tâm thế với sự thay đổi. (Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, VCCI)
- Hỗ trợ doanh nghiệp bằng chính sách tài khóa: Các chỉ số kinh tế tháng 8 được công bố bởi Tổng cục thống kê, cho thấy nền kinh tế dù có sự hồi phục so với 4 tháng nhưng yếu hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. Trong hoàn cảnh hiện nay, chính sách tiền tệ đã không còn nhiều tác dụng và chính sách tài khóa có thể là công cụ chủ yếu để vực dậy nền kinh tế. Theo đó, chính sách tài khóa lúc này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và người lao động có thu nhập - những yếu tố quan trọng để duy trì và phục hồi nền kinh tế. (TS. David Gray - TS. Quách Mạnh Hào, Đại học Lincoln, Vương quốc Anh)
- Sẽ cho bán khống, cuộc chơi khắc nghiệt: Dự thảo Thông tư về Hướng dẫn giao dịch chứng khoán đang được lấy ý kiến đã thổi luồng gió mới, kỳ vọng thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ sôi động hơn khi cho phép các giao dịch “cao cấp” hơn như bán khống có đảm bảo và giao dịch trong ngày. Giới đầu tư đã mong chờ điều này từ lâu và nếu được cho phép chính thức sẽ tạo ra sự công bằng. Trong một thị trường giá xuống, bán khống có thể giúp một bộ phận nhỏ NĐT chuyên nghiệp kiếm lời, nhưng phần lớn NĐT khác sẽ chịu tác động. (Nguyên Hà)
- Vốn ngoại quay lại, nhưng đi đường vòng: Ở thời điểm hiện tại, rất khó để đưa ra nhận định chính xác thời điểm vốn ngoại quay trở lại với thị trường. Tuy nhiên có điều gần như chắc chắn, nếu khối ngoại quay lại các quỹ ETF sẽ là lựa chọn hàng đầu của dòng vốn này. Tính tại ngày 4-9, tổng tài sản của 5 quỹ ETF ngoại lớn đã đạt hơn 27.000 tỷ đồng. Điều này giúp các quỹ ETF ngoại nhanh chóng được huy động chứng chỉ quỹ trở lại trong tháng 8. (Kim Giang)
- Doanh nghiệp địa ốc vượt ải: Hầu hết chỉ số liên quan đến đầu tư kinh doanh BĐS trên địa bàn TPHCM đang giảm sâu so với cùng kỳ năm trước. Những kết quả này do bị tác động bởi đại dịch Covid-19, hay từ nguyên nhân nào khác? Và cái đích là các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã vượt “ải” trong muôn trùng khó khăn. Thủ tục hành chính, vướng mắc trong nhiều quy định, đang là rào cản đối với doanh nghiệp BĐS trong vượt ải giai đoạn khó khăn hiện nay. (Đỗ Trà Giang)
- Chu kỳ “vùng đáy” bất động sản?: Các chuyên gia kinh tế dự báo, trong quý IV-2020 và quý I-2021, thị trường bất động sản (BĐS) vẫn tiếp đà suy giảm sâu do cộng hưởng bởi nhiều khó khăn, thậm chí đây được xem là chu kỳ BĐS sẽ chạm “vùng đáy”. Muốn đầu tư sinh lời, nhà đầu tư cần tìm kiếm cơ hội mới trong bối cảnh thị trường đang có nhiều biến động, thay vì thăm dò và chờ đợi bắt đáy thị trường. (Hoàng Sơn)
- Túi cầm tay cho nam giới (Cao Nguyên)
- Món quà ý nghĩa mùa đoàn viên (Phương Hằng)
- Châm cứu phục hồi vận động sau đột quỵ não (PGS.TS.BS. Trịnh Thị Diệu Thường, Trưởng Cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Chiêm bái miền Tây Yên Tử: Nằm cách Hà Nội khoảng 100km về phía Đông Bắc, vùng Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang đang trở thành cung đường du lịch sinh thái, tâm linh đầy hấp dẫn. Du khách đến với Tây Yên Tử sẽ tìm được sự bình yên, tĩnh tại trong những không gian nhuốm màu thiền phái Trúc Lâm. Nơi đây còn dẫn dụ mọi người đến với thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp của núi cao, rừng xanh, suối thác hùng vĩ… (Nguyễn Hường - Hoàng Thương)
- Facebook - "Thiên đường" buôn lậu của IS: Sau hơn 15 năm tồn tại, Facebook đã rất thành công trong sứ mệnh đưa thế giới đến gần nhau hơn: Nó đã kết nối bạn bè và gia đình trên toàn cầu, nhưng đồng thời cũng gắn kết và trao quyền cho các mạng lưới tội phạm, trong đó có tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). (Vĩnh Cẩm)
- Thành phố Thủ Đức nhìn từ Singapore: Với xu thế đô thị hóa nhanh chóng, hiện nay khoảng một nửa dân số thế giới đang sống trong các thành phố (TP). Điều này đã gây ra những hậu quả sâu sắc cho sự bền vững toàn cầu. TP ngày nay thường là trung tâm của các khu vực đô thị hay vùng đô thị, thu hút mọi người đến tìm việc làm, vui chơi giải trí và học hành. Về chức năng, một TP đóng vai trò là trung tâm hành chính, thương mại, tôn giáo và văn hóa cho các khu vực xung quanh rộng lớn hơn.  (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác