Đón đọc ĐTTC bộ mới số 62 phát hành thứ hai ngày 6-7-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 62 phát hành ngày 6-7-2020 với nhiều chuyên mục:
- Liên kết vùng phát triển du lịch: Sau giai đoạn giãn cách xã hội, xu hướng du lịch của du khách là chọn liên tour, liên tuyến, liên địa phương. Mới đây, TPHCM cùng các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh triển khai liên kết hợp tác phát triển du lịch Đông Nam bộ, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch liên kết, đáp ứng xu hướng du lịch mới của du khách. (Thanh Dung thực hiện)

- Khai phá “viên ngọc thô” du lịch Đông Nam bộ: Đây là khu vực giàu tài nguyên về du lịch, có núi, biển, sông, hồ, rừng nguyên sinh nhiệt đới gió mùa; hệ sinh thái đa dạng sinh học; hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề và ẩm thực phong phú… Tuy nhiên, lợi thế này chưa được khai thác hiệu quả và "viên ngọc thô" du lịch Đông Nam bộ vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai phá. Trong đó, TPHCM là trung tâm tạo sự gắn kết với mục tiêu phát triển du lịch bền vững. (Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM)

- Du lịch hậu Covid-19 nhìn từ EU: Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm 10% GDP của EU. Khoảng 2,4 triệu doanh nghiệp EU hoạt động trong lĩnh vực du lịch. EU cũng là nơi có nhiều điểm đến nhất trên thế giới, chiếm đến 40%. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào ngành du lịch EU. Vì thế, EU đang có nhiều chính sách hỗ trợ cũng như tạo điều kiện để người dân đi du lịch hậu Covid-19. (TS. Võ Đình Trí)

- Sức ép lạm phát: Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 1-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,0% trong năm nay. Như vậy, sức ép tăng giá, lạm phát trong 6 tháng cuối năm rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Do đó, chính sách kiểm soát lạm phát hiệu quả sẽ góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh doanh, kích thích tăng trưởng kinh tế. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh)

- Nhiệm vụ bất khả thi: Trong số tháng 5, chúng tôi đã cho rằng TTCK nhiều khả năng giao dịch dao động hoặc giảm điểm và nhận định này cũng thể hiện trong tháng 7. Quan điểm của chúng tôi được hình thành dựa trên đánh giá nền kinh tế thực chưa trở lại bình thường trong khi giao dịch dựa trên cảm hứng đã dừng lại. Những nhà quản lý tiền tệ sẽ tiếp tục trở nên thận trọng hơn với chính sách tiền rẻ và các hoạt động tín dụng. (TS. Quách Mạnh Hào)

- Chữa trị vết thương nền kinh tế: Kích cầu nội địa: Bộ Công Thương tổ chức chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2020 - Vietnam Grand Sale 2020” kích cầu nội địa toàn quốc trong suốt tháng 7. Theo đó, trong tháng 7 nới trần giới hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa dịch vụ được khuyến mại 100%. Chương trình nhằm kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, từng bước khôi phục lại nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. (Đinh Hạ Vân)

- Nhà nước có nên là ông chủ hàng không?: Hiệp hội Vận tải hàng không toàn cầu (IATA) dự báo doanh thu ngành hàng không thế giới sụt giảm khoảng 50%, xuống chỉ còn 419 tỷ USD trong năm nay. Số lỗ ước tính của ngành hàng không thế giới khoảng 84 tỷ USD, và sẽ có khoảng 25 triệu người làm trong ngành hàng không và những ngành liên quan mất việc. Điều chúng ta nên hướng tới, là làm sao để ngành hàng không Việt Nam trở nên tốt hơn, vững mạnh hơn và vượt lên phía trước. Muốn vậy, bên cạnh gói giải cứu, cần tìm hiểu lại mức độ hiệu quả của những công ty hàng không ở Việt Nam. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Định vị “cơ hội vàng” FDI: Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), nhận xét Luật Đầu tư công (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, kỳ vọng sẽ tạo cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có chất lượng, những dự án lớn có hàm lượng công nghệ và năng lực quản trị cao, tạo sức lan tỏa và động lực kích thích tăng trưởng cho doanh nghiệp (DN) trong nước. Thời điểm hiện nay là cơ hội vàng để thu hút FDI, nhưng không có nghĩa cứ nhiều vốn đầu tư, nhiều dự án là “cơ hội vàng”, mà phải có chọn lọc, có công nghệ cao và phải có sự lan tỏa. (Lưu Thủy)

- Dồn cổ tức tăng vốn điều lệ: Hiện nay còn 14 tổ chức tín dụng (TCTD) chưa áp dụng Thông tư 41/2016/TT của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II (hiệu lực từ 1-1-2020). Vì thế, việc tăng vốn điều lệ (VĐL) đang làm nóng ĐHCĐ nhiều nhà băng. Việc tăng VĐL sẽ quyết định mức độ thành công trong việc mở rộng quy mô hoạt động và làm tăng mức độ an toàn của NH. Từ đó NH có điều kiện thuận lợi thực hiện các mục tiêu theo chiến lược kinh doanh.  (Thiên Minh)

- BHC - Đi trước về sau: CTCP Bê tông Biên Hòa (BHC) là một trong những doanh nghiệp niêm yết được thành lập từ rất sớm. Thế nhưng, sau hơn nửa thế kỷ hoạt động và hơn thập niên niêm yết trên TTCK, BHC đã không để lại dấu ấn gì đặc biệt, ngoại trừ những khoản thua lỗ kéo dài và CP bị chuyển niêm yết từ HNX xuống UPCoM. Trong lần tái cơ cấu gần nhất, BHC quyết định chuyển đổi mô hình theo hình thức cho thuê nhà máy và thanh lý các vật tư không còn nhu cầu sử dụng. Do đó, doanh thu chính của BHC đến từ nguồn thu từ cho thuê nhà máy và thanh lý hàng hóa.  (Kim Giang)

- Lãi suất giảm, tiền không hẳn vào chứng khoán: Thị trường chứng khoán (TTCK) rất nhạy cảm với lãi suất. Các TTCK toàn cầu đang trong xu thế tăng mạnh hiếm có trong lịch sử, một phần vì lãi suất quá thấp, dẫn đến khả năng vay vốn giá rẻ dễ dàng và các loại tài sản đều tăng giá khi có quá nhiều tiền mặt lưu thông. Song với TTCK Việt Nam, hiệu ứng vốn rẻ chưa hẳn đã là nguồn lực đáng kể ở thời điểm này. Mục đích của việc giảm lãi suất nhằm “ép” lượng tiền nhàn rỗi chuyển động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy lượng tiền quay ngược lại kênh NH không nhỏ. (Nguyên Hà)

- “Khoét lõm” nhà ở, biến dạng đô thị: Luật Nhà ở không cho phép hộ cá nhân, gia đình xây nhà kiểu chung cư minni, nhưng sau đó nghị định lại cho phép. Nhiều cá nhân đã lợi dụng điều này để “khoét lõm” xây dựng, biến nhà riêng lẻ thành chung cư mini. Tình trạng này dẫn đến hạ tầng quá tải, không gian quy hoạch có nguy cơ bị phá vỡ. Các chung cư mini biến tướng có giá rẻ, gần trung tâm thường không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định. Do không được công nhận, loại hình căn hộ biến tướng này đẩy rủi ro về người mua và tạo áp lực, gây quá tải cho hệ thống hạ tầng khi hầu hết đều được xây dựng trong hẻm nhỏ, giữa khu dân cư đông đúc, chật chội. (Đỗ Trà Giang)

- Ứng dụng thúc đẩy công việc (Nhã Trúc)

- Hương vị mới Rooftop Garden Bar tháng 7 (Phương Hằng)

- Phim remake - Từ rạp chiếu sang truyền hình (Tuy Hòa)

- Ngược xuôi  dòng Đà Giang (Nguyễn Hường)

- Nga - Chật vật khôi phục kinh tế: Cho đến nay, Nga là nước bị ảnh hưởng nặng nề thứ 3 từ dịch Covid-19, với hơn 647.800 người nhiễm. Thêm vào đó, giá dầu giảm mạnh trong thời gian qua cũng ảnh hưởng nặng tới nền kinh tế xứ Bạch dương, vốn phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu mỏ. Chính phủ Nga dự kiến chi khoảng 5.000 tỷ rúp (tương đương 72 tỷ USD). Mục tiêu đạt tăng trưởng thu nhập thực tế ổn định cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5% và đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP ít nhất 2,5%/năm vào cuối năm 2021. (Vinh Trang)

- Mukesh Ambani - top 10 giàu nhất thế giới: Theo Bloomberg, tài sản ròng của Mukesh Ambani, Chủ tịch Công ty Công nghiệp Reliance, đã tăng vọt lên mức 64,5 tỷ USD, trở thành tỷ phú châu Á duy nhất nằm trong top 10 người giàu nhất thế giới. Reliance là công ty tư nhân lớn nhất của Ấn Độ, được xếp vào danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới. (Hoàng Thủy Vân)

- IPO Grab sẽ phải lùi vô thời hạn: Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, CEO của Grab tự tin tuyên bố công ty sẽ sớm phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) một khi toàn bộ các hoạt động kinh doanh của họ có lãi. Tuy nhiên, thời hạn này đã bị lùi vô thời hạn. Những tháng đầu năm nay, doanh thu Grab sụt giảm trông thấy, và CEO của Grab Anthony Tan cho biết đang chuẩn bị đón một "mùa đông dài". (Anh Phương)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác