Đón đọc ĐTTC bộ mới số 61 phát hành thứ hai ngày 29-6-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 61 phát hành ngày 29-6-2020 với nhiều chuyên mục:
- Quản trị doanh nghiệp yếu, tranh chấp nảy sinh: Việc cổ đông chiến lược nước ngoài tại CTCP Coteccons (CTD) công bố tổ chức ĐHCĐ bất thường để bầu lại HĐQT do lo ngại xung đột lợi ích, đang đặt ra câu hỏi về vấn đề quản trị doanh nghiệp, cao hơn nữa là tính chuyên nghiệp trong môi trường đầu tư tại doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. (TS. Lê Đạt Chí) 
- Mất “hậu thuẫn” từ Coteccons, Ricons bắt đầu gặp khó: CTCP Đầu tư xây dựng Ricons, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn giữa CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) và cổ đông lớn Kustocem Pte. Ltd (Kusto), vừa tổ chức ĐHCĐ thường niên 2020. Qua con số về hoạt động sản xuất kinh doanh được công bố, có thể thấy Ricons bắt đầu cảm nhận khó khăn khi không còn nhận được “hậu thuẫn” từ CTD. (Hải Hồ)
- Doanh nghiệp không thể lớn khi cổ đông nhỏ bị lép: Nét đặc trưng của doanh nghiệp (DN) cổ phần nước ta là luôn có 1 hay vài cổ đông nắm phần lớn cổ phần. Điều này giúp DN linh hoạt trong việc đưa ra các quyết định, nhưng lại là mối nguy tiềm ẩn với cổ đông nhỏ, cũng như hiệu quả và sự phát triển của DN. Quốc hội đã thông qua Luật DN (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1-1-2021, kỳ vọng tháo gỡ được bất cập này. (TS. Võ Đình Trí)
- Bảo vệ cổ đông, nâng chất doanh nghiệp: Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Trung ương (CIEM), nhận định với việc bổ sung những điều khoản mới và rõ ràng hơn, Luật Doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã tiệm cận hơn với các thông lệ quốc tế, đặc biệt bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, cũng như giúp nâng cao năng lực quản trị phát triển bền vững cho doanh nghiệp. (Lưu Thủy thực hiện)
- Eximbank lại bất ổn: Ngày 25-6, Eximbank bất ngờ thông báo thay Chủ tịch HĐQT. Việc này diễn ra khi chỉ còn vài ngày ngân hàng tổ chức ĐHCĐ, đã làm nóng lại những vấn đề bất ổn trong nội bộ và trong quản trị điều hành của Eximbank. Những tranh chấp kéo dài thời gian qua cho thấy các nhóm cổ đông lớn vẫn chưa muốn ổn định nếu chưa đạt được mong muốn của họ. (Bảo Trân)
- EU: Làn sóng doanh nghiệp phá sản: Người dân Liên minh châu Âu (EU) đang phấn khởi với việc các hoạt động dần trở lại bình thường, biên giới giữa các nước EU được mở lại từ 15-6, dự kiến thông thương với bên ngoài khối từ đầu tháng 7. Nhiều doanh nghiệp (DN) cảm giác như thấy được ánh sáng cuối đường hầm, nhưng cũng nhiều DN bắt đầu chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc… phá sản. (Khánh Bình)
- Lãi suất giảm mạnh, doanh nghiệp vẫn ngại vay: Hệ thống ngân hàng đang tích cực triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với lãi suất cho vay giảm 0,5-2,5%, thậm chí giảm 3-4%/năm. Tuy vậy, do nhu cầu vay vốn giảm, dù lãi suất giảm doanh nghiệp cũng không dám vay, kéo theo cầu tín dụng giảm mạnh. (Yên Lam thực hiện)
- Sau giấc mơ, TTCK đối diện khó khăn: Những ngày tháng tươi đẹp của TTCK toàn cầu, trong đó có Việt Nam, dường như đang đi đến đoạn gập gềnh trong tháng 6. Từ đỉnh cao 900 điểm của VN Index, cũng như các chỉ số chính trên thế giới S&P500, DJA, FTSE..., các thị trường đồng loạt giảm khi những số liệu vĩ mô quý II sắp công bố, cũng như rủi ro dịch bệnh quay trở lại. (Nguyên Hà)
- Thế giới ngập tiền rẻ, Việt Nam ngóng vốn ngoại: Khi đợt bán ròng liên tục của nhà đầu ngoại trên TTCK Việt Nam kết thúc đầu tháng 5, cũng là lúc ngân hàng trung ương toàn cầu hạ lãi suất xuống mức kỷ lục và bơm tiền ồ ạt nhằm vực dậy nền kinh tế bị tác động bởi Covid-19. Các TTCK thế giới tăng mạnh do "ngập" tiền mặt giá rẻ, trong khi vốn ngoại lại "ngó lơ" thị trường Việt Nam. (Hà Nguyên)
- Ô tô giá giảm mạnh do tồn kho lớn: Giá xe ô tô nhập khẩu cũng như lắp ráp trong nước từ đầu năm đến nay liên tục giảm mạnh do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Tuy nhiên từ nay đến cuối năm, nhiều khả năng các hãng xe sẽ tăng giá trở lại vì đã giải quyết gần hết xe tồn kho. Để giải bài toán tồn kho, các hãng xe phải nghĩ ra các phương án kích cầu, giảm giá, khuyến mại liên tục, nên đây là thời điểm thích hợp cho người có nhu cầu mua ô tô. (Gia Linh)
- BigTech: Mở hay đóng phải rõ ràng: Hiện nay, các đại gia công nghệ (BigTech) đang có xu hướng mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tài chính. Các BigTech đã tiến hành thâm nhập thị trường tài chính toàn cầu với các lĩnh vực chính là thanh toán, tín dụng và bảo hiểm. Để xây dựng các quy định cho BigTech tương thích với quy định chung của thế giới và đặc tính riêng của Việt Nam, trước mắt có thể cho phép BigTech hoạt động thử nghiệm giới hạn tại một số đô thị lớn như TPHCM và Hà Nội. (TS. Trần Hùng Sơn - ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân)
- Vinaconex chinh phục niềm tin các cổ đông: Tròn một năm kể từ ngày Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) hoạt động với cơ cấu cổ đông mới, đến nay đã có nhiều thay đổi. Sau đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) năm 2019, Hội đồng quản trị mới của Vinaconex với 7 thành viên đã triển khai mọi việc chặt chẽ, thận trọng với mong muốn đảm bảo được sự phát triển bền vững cho Vinaconex. Nhưng điều quan trọng hơn, mặc dù bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng Vinaconex vẫn thực hiện đúng các cam kết khi nhóm cổ đông lớn tiếp quản vốn từ Nhà nước đang có những bước đi đúng hướng, để trở thành Tập đoàn xây dựng hàng đầu Việt Nam. (Hà Thành)
- An Phát Holdings: Niêm yết hướng tới mục tiêu dài hạn: Dù TTCK đang trong giai đoạn không mấy thuận lợi nhưng CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (APH) vẫn có phiên chào bán cổ phần (IPO) hết sức thành công với giá đặt mua cao gấp đôi giá khởi điểm. Ngay sau buổi đấu giá, ĐTTC đã có cuộc phỏng vấn với ông Phạm Đỗ Huy Cường, Phó Tổng giám đốc thường trực, kiêm Giám đốc Tài chính APH, về những kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp, đặc biệt là kế hoạch niêm yết CP.  (Hải Hồ)
- Tháo gỡ khó khăn hàng trăm dự án nhà ở: Quốc hội vừa thông qua  Luật Đầu tư và Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, giúp tháo gỡ những vướng mắc cho hàng trăm dự án nhà ở hiện nay; đồng thời xác lập quy trình chuẩn về thủ tục đầu tư xây dựng các dự án có quyền sử dụng đất, phải thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời công nhận nhà đầu tư, trong thời gian tới. (Đỗ Trà Giang)
- Ứng dụng giúp sống tươi trẻ và lành mạnh (Nhã Trúc)
- Lễ hội ẩm thực đường phố Thái Lan (Thái Hà)
- Những nguy cơ gây bệnh động mạch vành (GS.TS.BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- 48 giờ khám phá Phú Quốc (Bội Ngọc)
- Trung Quốc - Trượt mục tiêu "tiểu khang xã hội"?: 2020 từng được mong đợi sẽ là một năm chiến thắng của Trung Quốc, khi quốc gia đông dân nhất thế giới này hoàn thành mục tiêu "tiểu khang xã hội", tức cả xã hội đạt được mức "thịnh vượng vừa phải" (tạm gọi là tiểu khang). (Vinh Trang)
- Vì sao Mỹ thích đầu tư vào châu Á?: “Tại sao doanh nghiệp điện tử và sản xuất bán dẫn Mỹ lại chọn Đông Á để mở rộng hoạt động, không đầu tư vào các nước vùng Caribe vốn rất gần gũi với họ về mặt địa lý?”. Đó là câu hỏi của quan chức Guatemala với Chan Chin Bock, Trưởng đại diện Cục Phát triển Đầu tư (EDB) Singapore tại New York, trong hội nghị do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức tại Miami, Florida. Hội nghị này nhằm kêu gọi các quốc gia vùng Caribe thay đổi chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với Mỹ. (Lê Hữu Huy)
- Đại dương ô nhiễm Covid-19: Các bãi biển ở Côte d'Azur của Pháp như Cannes hay St. Tropez nằm trong số những điểm nghỉ mát được thèm muốn nhất thế giới, nhưng đại dịch Covid-19 đã để lại vô số ô nhiễm trong nước: khẩu trang và găng tay bị vứt bỏ. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều vùng biển khắp thế giới. (Vĩnh Cẩm)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác