Đón đọc ĐTTC bộ mới số 46 phát hành thứ hai ngày 2-3-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 46 phát hành ngày 2-3-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 46 phát hành thứ hai ngày 2-3-2020 ảnh 1
- Vàng - thuần hóa con ngựa bất kham: Kể từ khi Việt Nam đổi mới kinh tế và mở cửa, vàng đã nhiều lần tạo sóng, gây bối rối cho công chúng, làm đau đầu cơ quan hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Trong suốt thời gian dài, điều hành thị trường vàng giống như thuần hóa con ngựa bất kham. Tuy nhiên, Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời, đã tạo bước ngoặt làm thay đổi cơ bản vai trò thị trường vàng đối với nền kinh tế. (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo)
- Sóng vàng khó lường: Để hiểu hơn về sự biến đổi của giá vàng những ngày gần đây, cần xét cả những thị trường có thể gây nên biến đổi giá vàng. Thị trường tài chính nói chung được cấu thành bởi 4 thị trường nhỏ: trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ và vốn. 4 thị trường này có mối quan hệ ràng buộc và chịu sự tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng, điều thường gây tác động lên kỳ vọng về lạm phát trong dài hạn và sự mất giá của đồng tiền, dẫn đến sự gia tăng cung cho thị trường vàng từ đó làm giá nhích tăng. (Th.S Đinh Hà Vân)
- Đỉnh vàng sẽ trở lại?: Dù đã hạ nhiệt nhưng tuần qua đánh dấu tuần lịch sử khi giá vàng trong nước ngay trong ngày đầu tuần đã áp sát mốc 50 triệu đồng/lượng, vượt mốc lịch sử 9 năm trước là 49,3 triệu đồng/lượng, nhưng vẫn chưa vượt đỉnh lịch sử 1.921USD/ounce. Dù vậy, khi các chính sách chưa mang lại hiệu quả, kinh tế toàn cầu vẫn tăng trưởng chậm, nhiều nước tiệm cận suy thoái và nợ toàn cầu tăng vọt, dịch Covid-19 đã giáng thêm đòn, giúp thúc đẩy giá vàng liên tục leo dốc. (Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư MBKE)
- Chính sách phải chờ chiếc hộp Pandora: Trọng tâm chính sách và chỉ đạo điều hành của Chính phủ lúc này là tập trung toàn lực ngăn chặn lây lan, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của dịch Covid-19, không phải bàn chuyện điều chỉnh hay không các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô hay nới lỏng chính sách tài chính - tiền tệ... Tức xây dựng khung phân tích đánh giá tình hình, chuẩn bị các kịch bản đối phó mọi tình huống, đặc biệt khi chiếc hộp pandora dịch Covid-19 vẫn ẩn chứa không ít điểm đen thông tin. (TS. Vũ Đình Ánh)
- Tăng sức đề kháng cho nền kinh tế: Dịch Covid-19 lan rộng đang tác động đến nền kinh tế nhiều quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay được dự báo giảm và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Song Thủ tướng Chính phủ khẳng định chưa có cơ sở để điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng. Như vậy, tìm giải pháp tăng sức đề kháng để vượt qua dịch bệnh cho doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung, là vấn đề quan trọng được đặt ra. (Yên Lam)
- Phép thử “sức khỏe” doanh nghiệp Việt: Dự báo hàng triệu doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phá sản trong 1-3 tháng tới, tác động lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Dù vậy, đây lại là cơ hội để doanh nghiệp Việt thay đổi cơ cấu, đẩy mạnh cải cách, tham gia các chuỗi giá trị khác với chất lượng cao hơn, từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Để làm được việc này, đòi hỏi chúng ta phải có nỗ lực lớn và cả chấp nhận những thiệt thòi kinh tế ban đầu. (Lưu Thủy)
Và nhiều chuyên mục khác… 
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác