Đón đọc ĐTTC bộ mới số 32 phát hành thứ hai ngày 11-11

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 32 phát hành ngày 11-11 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 32 phát hành thứ hai ngày 11-11 ảnh 1
- BOT và những khoản nợ rủi ro: Tình trạng chủ đầu tư mỏng vốn dẫn đến đầu tư BOT theo kiểu “tay không bắt giặc”, cộng tiêu cực trong quá trình xây dựng, đã khiến các dự án đó đội vốn, đang là nguy cơ để lại cho ngân hàng những khoản nợ đầy rủi ro. Trong khi đó, NHNN đang ý định “cứu” các dự án BOT. Nếu được đồng ý, những khoản nợ tiềm ẩn nguy cơ trở thành nợ xấu này sẽ được “treo” để chờ các dự án có nguồn thu trả nợ, sẽ càng làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng. (Yên Lam)
- Góc nhìn chuyên gia dự thảo Luật PPP: Dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) xác định tên gọi phù hợp với Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 13-6-2019. Dự thảo đã kế thừa được các quy định hiệu quả; xử lý các khác biệt, thiếu đồng bộ giữa quy định hiện hành về PPP với các luật khác, trên tinh thần tránh xáo trộn, ảnh hưởng các dự án đã và đang triển khai; phù hợp với các cam kết quốc tế về đầu tư, thương mại; tuân thủ nguyên tắc kinh tế thị trường và hài hòa lợi ích giữa người dân, Nhà nước với nhà đầu tư. Tuy nhiên, để hoàn thiện Luật PPP cần quan tâm một số vấn đề. (TS. Nguyễn Minh Phong)
- Gom bi đánh lớn, nợ xấu càng lớn?: Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa 14 đang diễn ra, các đại biểu chỉ nghe qua báo cáo số dư nợ 53.000 tỷ đồng có nguy cơ nợ xấu từ các dự án BT, BOT. Trong khi đó, nghị trường lại dành nhiều thời gian chất vấn về khoản dư nợ 10.500 tỷ đồng cho ngư dân vay đóng tàu thông qua Nghị định 67. Vậy phía sau những dự án BT, BOT gây nợ xấu có gì khác với các khoản nợ xấu từ con tàu và biển cả? (TS. Lê Đạt Chí)
- Giữ nguyên nhóm nợ, biện pháp nhất thời: NHNN vừa kiến nghị Chính phủ về cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với dự án BOT Quốc lộ 19 và các dự án BOT có doanh thu sụt giảm bởi nguyên nhân khách quan. Trong khi đó, ngành ngân hàng đang đối mặt với nhiều rủi ro khi có đến 53.000 tỷ đồng chảy vào BOT có nguy cơ phát sinh nợ xấu. TS. Võ Trí Thành cho rằng kiến nghị này của NHNN chỉ là giải pháp nhất thời để xử lý cho ngân hàng và doanh nghiệp đầu tư BOT. (Đỗ Linh)
- Không để ngân hàng thành “con tin” BOT: Trao đổi với ĐTTC, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho rằng vốn các doanh nghiệp (DN) vay để đầu tư cho các dự án BOT, đang là “cục máu đông” của các ngân hàng khi khó thu hồi nợ. Nguyên nhân là việc thiếu giám sát và đánh giá thiếu chính xác về các dự án BOT khi đầu tư, đã gián tiếp biến ngân hàng thành “con tin” của các dự án. Nếu như “cục máu đông” vốn vay BOT không được giải quyết hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống ngân hàng, đây mới thực sự là điều nguy hiểm. (Lưu Thủy)
- Đổi mới cách thức xác định giá đất: Quản lý giá đất và định giá đất đang đổi mới khá chậm trong quá trình xây dựng pháp luật đất đai nước ta. Đó là do nhiều cán bộ muốn có quyền quyết định độc lập cho mình. Hệ quả của tư duy này là rủi ro tham nhũng khá cao khi Nhà nước quyết định về giá đất. Giải pháp ở đây là hoàn thiện các quy định về định giá đất để xác định giá đất trong trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất phù hợp giá đất trung bình trên thị trường để thu đủ cho ngân sách nhà nước. (GS.TSKH Đặng Hùng Võ)
- Đằng sau cuộc đua lãi suất nhóm nhà băng nhỏ: Thời gian gần đây, nhiều NHTMCP nhỏ liên tục đẩy lãi suất huy động lên mức cao nhằm đáp ứng các quy định an toàn tài chính từ NHNN. Hiện tượng này có khả năng tạo ra rủi ro thanh khoản của các ngân hàng và hệ số an toàn vốn gần như chắc chắn sẽ giảm mạnh, khi các nhà lập pháp đưa ra quy định thắt chặt an toàn tài chính. (Vũ Anh Tú, CTCK Rồng Việt)
- Dòng tiền dồi dào: Kể từ quý II trở lại đây, thanh khoản của HOSE chỉ đứng ở mức thấp 2.500-3.000 tỷ đồng/phiên, nhưng điều này không có nghĩa dòng tiền đang cạn kiệt. Trên thực tế, nếu nhìn vào bối cảnh quốc tế và dòng tiền margin của các CTCK, sẽ thấy nguồn vốn đang ủng hộ diễn biến của TTCK trong thời gian tới. (Thảo Nguyên)
- Quỹ lớn chưa chắc thắng, quỹ nhỏ lên ngôi: Trước đây các công ty quản lý quỹ lớn vừa đảm bảo an toàn cũng như suất sinh lời cho tài sản của nhà đầu tư. Nhưng sự xuất kiện các mô hình quản lý tài sản năng động và ứng dụng công nghệ, đã thay đổi cách nhìn nhận. Đó là mức phí các công ty lớn cao nhưng lợi nhuận đem về không như kỳ vọng. Trong khi đó, các quỹ có quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ nhưng có hiệu quả hoạt động rất cao. (Thái Ca)
- Những cổ phiếu một thời…: TRI - Kết thúc buồn thương hiệu Việt: Là 1 trong những doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trên TTCK, CTCP Nước giải khát Sài Gòn (Tribeco, mã CK TRI) nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự góp mặt của những NĐT chiến lược này lại vô tình đẩy TRI đến bờ vực phá sản, thay vì phát triển thành tập đoàn giải khát hàng đầu Việt Nam. Trên thị trường nước giải khát, Tribeco là kết thúc buồn đối với thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Còn trên TTCK, TRI là ký ức buồn của những mã CK đầu tiên niêm yết trên HOSE. Dù chỉ giao dịch hơn 11 năm, nhưng TRI đã để lại nhiều cảm xúc đối với không ít NĐT, đặc biệt những NĐT đầu tiên tham gia TTCK. (Kim Giang)
- Phân tích kỹ thuật trong giao dịch cổ phiếu: Trong giao dịch hay đầu tư cổ phiếu (CP), việc phân tích tài chính doanh nghiệp, kiến thức về vĩ mô, kỹ năng đọc báo cáo tài chính, khả năng định giá sát giá trị doanh nghiệp… là những điều kiện cần, cho phép nhà đầu tư (NĐT) giao dịch hay đầu tư CP hiệu quả. Đặc biệt, phương pháp phân tích kỹ thuật (PTKT) là công cụ hỗ trợ đắc lực đối với giao dịch CP ngắn hạn hay sản phẩm chứng khoán phái sinh. (Lê Đức Khánh)
- CTCP Nhựa Hà Nội: Chuyển niêm yết, nâng giá trị thương hiệu: CTCP Nhựa Hà Nội (NHH), một trong số ít doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng cho các hãng sản xuất toàn cầu, sẽ chuyển niêm yết từ UPCoM lên HOSE. Việc chuyển niêm yết lên HOSE nhằm mục tiêu cải thiện thanh khoản, nâng cao giá trị CP và tìm kiếm NĐT chiến lược cho chặng đường phía trước. (Hải Hồ)
- Giá đất phi mã, đừng mơ nhà giá thấp: Có một thực tế, dù thị trường bất động sản (BĐS) TPHCM đóng băng hay tê liệt, giá trị đất vẫn tăng đều đều. Một số khu vực thậm chí tăng theo cấp số nhân mỗi khi có biến động về quy hoạch, hạ tầng. Giá trị đất tăng phi mã được xem là nguyên nhân chính khiến các sản phẩm nhà ở vừa túi tiền gần như vắng bóng trên thị trường hiện nay. Công tác quy hoạch, quỹ đất khan hiếm, sự đầu cơ, khiến giá đất tăng mạnh, trong khi nguồn cung phân khúc nhà ở cao cấp chiếm tỷ lệ 70-80%, đang loại sản phẩm nhà ở vừa túi tiền ra khỏi thị trường. (Minh Tuấn)
- Lỗ hổng xây không phép sau hoàn công: Trước thực trạng xây dựng sai phép, không phép diễn ra tràn lan thời gian gần đây, TPHCM đang siết chặt kỷ cương trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, đặc biệt là tình trạng xây dựng không phép sau hoàn công tại khu vực các quận trung tâm của TP đang rất quan ngại. (Đỗ Trà Giang)
- Kỳ vọng Luật Xây dựng sửa đổi: Dự kiến hôm nay 11-11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14, Bộ Xây dựng trình bày Tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng để Quốc hội thảo luận, cho ý kiến. Các nội dung sửa đổi lần này không chỉ tập trung hoàn thiện chính sách pháp luật về xây dựng, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với pháp luật liên quan, còn là bước tiến cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp, khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn công tác đầu tư xây dựng, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. (Minh Tuấn)
- Gian lận xuất xứ hàng hóa: Bị lợi dụng hay ẩn khuất lợi nhuận?: Sự việc 1,8 triệu tấn nhôm trị giá khoảng 4,3 tỷ USD đội lốt hàng Việt xuất sang Mỹ và các nước đã bị chặn lại, đang khiến việc chống gian lận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam trở nên nóng bỏng hơn. Nếu không có những phương án thích hợp, việc gian lận này sẽ khiến chúng ta bị thiệt hại không nhỏ cả trong nước và xuất khẩu.  Đã đến lúc sự kết hợp giữa các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cần chặt chẽ hơn, mới mong giảm được tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa. (Thanh Lâm)
- Cuộc đua trợ thủ robot (Nhã Trúc)
- Rex Hotel Saigon tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam (Phương Hằng)
- Mối nguy tiềm ẩn do nạp nhiều đường (TS.BS Trần Quốc Cường, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
- Họa sĩ Cát tường và chiếc áo dài đầu tiên: Từ kiểu áo Lemur của họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946), chiếc áo dài tiếp tục được cải tiến và dần trở thành trang phục truyền thống tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ nước ta. Thế nhưng, ít ai biết rằng, một trong những người đầu tiên góp công phô diễn chiếc áo dài của họa sĩ Nguyễn Cát Tường, chính là vợ ông - bà Nguyễn Thị Nội. (Gia Quan)
- Đông Bắc ẩn hiện trong mây: Hãy trải nghiệm tour du lịch khám phá các tỉnh Đông Bắc với khung cảnh núi non hùng vĩ, vô cùng quyến rũ bên cạnh những điểm đến đậm chất lịch sử - văn hóa như thác Bản Giốc, Khu di tích hang Pác Bó, cột cờ Lũng Cú, hang động Thăng Hen… (Văn Phong)
- Sắc thu ảo diệu Canada: Mùa thu là mùa cao điểm du lịch của Canada, khi cả đất nước được nhuộm đỏ những màu sắc ảo diệu của những hàng cây lá phong, là thời điểm có thời tiết lạnh nhẹ thích hợp cho các hoạt động ngoài trời và dã ngoại, là mùa di cư của những đàn cá hồi khổng hồ. (Phạm Hoàn Khải, Youtube: Fahoka Xê Dịch)
- Ngọc trai từ cổ đại đến hiện tại: Một viên ngọc trai màu hồng nhạt có đường kính khoảng 1/3cm, được phát hiện năm 2017 tại một địa điểm khảo cổ trên đảo Marawah, ngoài khơi biển Abu Dhabi, có niên đại 8.000 năm (theo Bộ Văn hóa và Du lịch Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) vừa được trưng bày trong triển lãm tại Louvre Abu Dhabi với tên gọi "10.000 năm xa xỉ". (Cẩm Hà)
- Tín dụng vi mô biến thành bẫy nợ: Mục đích của tín dụng vi mô nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, bằng cách cung cấp cho người nghèo một lộ trình khởi nghiệp “tùy theo sức của mình”. Thế nhưng, ở nhiều nơi trên thế giới, nó đã khiến người nghèo lún sâu vào bẫy nợ vì lãi suất thực tế cực kỳ cao. Có lẽ đã đến lúc cần xét lại mô hình cho vay từng được ngợi ca giúp xóa đói giảm nghèo này. Nó có thực sự giúp người nghèo thoát nghèo, hay thậm chí khiến họ nghèo hơn? (Văn Cường)
- Amancio Ortega - Tỷ phú kín tiếng: Có nhiều nguồn đưa những thông tin khác nhau về số tiền Amancio Ortega có. Trong khi Bloomberg’s Billionaires Index cho rằng giá trị tài sản ròng của tỷ phú người Tây Ban Nha ở mức 68,5 tỷ USD, còn Forbes ước tính cao hơn một chút với 70,2 tỷ USD.  Ông là người sáng lập Zara, nắm giữ hơn 59% cổ phần Inditex, một tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới, sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng Zara, Pull & Bear, Bershka, Massimo Dutti, Stradivarius... (Hà Lam)
Và nhiều chuyên mục khác...
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác