Đón đọc ĐTTC bộ mới số 30 phát hành thứ hai ngày 28-10

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 30 phát hành ngày 28-10 với nhiều chuyên mục:
- Nợ xấu phát sinh, NHNN có soi?: Kết quả kinh doanh quý III của các ngân hàng đều tốt hơn so với cùng kỳ, mức tăng trưởng cao. Đồng nhịp với kết quả này là báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14 về tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm mạnh còn 1,98%. Nếu tính cả nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chỉ 4,84%, thấp hơn mức 7,36% (2017) và 5,58% (2018). Liệu con số nảy có phản ánh thực chất của nợ xấu, khi thị trường có phát sinh mới? (TS. Lê Đạt Chí, Khoa tài chính, UEH)
- Lo gánh nặng nợ xấu nhóm 4, 5: Trong 6 tháng đầu năm chỉ 17 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết đã có 81.000 tỷ đồng nợ xấu, tăng 9% so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 5 chiếm 54% tổng nợ xấu. Nhìn chung nợ nhóm 4, 5 (nợ mất khả năng chi trả) vẫn chiếm tỷ trọng cao và các ngân hàng vẫn chưa thoát được gánh nặng trích lập dự phòng. (Cát Tường)
- Xử lý nợ xấu căn cơ cần thị trường mua bán nợ: Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 42, hệ thống ngân hàng đã xử lý được 236.000 tỷ đồng nợ xấu, một kết quả rất tích cực. Tuy nhiên, TS. Trần Du Lịch cho rằng Nghị quyết 42 chỉ tạo cơ chế đặc thù hỗ trợ việc xử lý tài sản đảm bảo, chưa giải quyết tất cả vấn đề liên quan đến nợ xấu. Để xử lý nợ xấu căn cơ cần thị trường mua bán nợ. (Yên Lam ghi)
- Sửa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp: Phải nhìn từ nhu cầu thực tế: Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (DN) là 2 đạo luật rất quan trọng trong hệ thống pháp luật về kinh doanh của nước ta, tác động trực tiếp đến sự phát triển của cộng đồng DN và sự thuận lợi của môi trường đầu tư kinh doanh. Nhưng với những chuyển biến mạnh mẽ trong nền kinh tế, cũng như những mục tiêu tiếp theo trong thời gian tới, đòi hỏi chúng ta phải sửa đổi 2 đạo luật này. (Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI) 
- Chuyên nghiệp hóa hộ kinh doanh cá thể: Cả nước hiện có gần 5 triệu hộ kinh doanh, chiếm gần 30% GDP nhưng bị loại khỏi Luật Doanh nghiệp, dù về bản chất họ chính là doanh nghiệp. Vấn đề là có giải pháp thúc đẩy hộ kinh doanh áp dụng những tiêu chuẩn quản trị tốt, gỡ bỏ các rào cản về thuế, sổ sách kế toán… để hàng triệu hộ kinh doanh có động lực gia nhập cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đủ mạnh. (Quang Minh)
- Thị trường tài chính trước “giờ G” EVFTA: Nếu được Quốc hội phê chuẩn, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực và đi vào thực thi. Đây cũng là lúc thị trường tài chính (TTTC) Việt Nam buộc phải mở cửa theo các cam kết của hiệp định. Theo đó, khi các cam kết trong EVFTA chính thức đi vào thực thi, nhu cầu đối với dịch vụ tài chính sẽ gia tăng theo sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nhằm tận dụng cơ hội ưu đãi thuế quan trong EVFTA. (Lưu Thủy)
- Logistics Việt đón cơ hội EVFTA: Logistics (vận tải, hỗ trợ vận tải) là những dịch vụ có cam kết đáng chú ý trong EVFTA theo hướng mở cửa mạnh hơn so với WTO. Trong khi đó, EU là đối thủ mạnh về logistics trên thế giới. EVFTA dự kiến giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics. Vì vậy, EVFTA sẽ có tác động đáng kể đến triển vọng thị trường và ngành logistics Việt Nam. Và đây là cơ hội giúp doanh nghiệp logistics Việt tham gia mạng logistics toàn cầu, nếu biết nắm bắt. (Thanh Dung thực hiện) 
-  Vẫn kỳ vọng khơi thông cảng biển miền Trung: Trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, Nghị quyết 36-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XII đặt mục tiêu xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành trung tâm kinh tế biển hùng mạnh, tạo thế tiến ra biển góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Trong đó, vai trò của cảng biển hết sức quan trọng, là chìa khóa mở cửa kinh tế biển cho cả khu vực miền Trung và Tây nguyên, cần được quan tâm đầu tư tương xứng. Khu vực miền Trung cần phát triển cảng tập trung, có điểm nhấn để thu hút nguồn lực dồi dào; tăng cường phát triển các phương thức kết nối, đầu tư đồng bộ hạ tầng về giao thông và hậu phương sau cảng… (Ngọc Oai)
- Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế: Phải có thị trường vốn đủ mạnh: Là trung tâm kinh tế và thương mại cả nước, TPHCM đã phát triển vượt bậc, nhất là sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán TP (HOSE) ra đời năm 2000. Nhưng để nâng cấp TP thành trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế, ngoài chủ trương từ quốc gia, cần phát triển thị trường vốn đa dạng để hiện thực hóa quyết tâm này. (Thiên Minh)
- Những cổ phiếu một thời…: BT6 - Nạn nhân các thương vụ thâu tóm: Là 1 trong 10 mã CK đầu tiên niêm yết trên TTCK, nhưng số phận của BT6 (CTCP Beton 6) lại hết sức bi đát, khi CP bị hạn chế giao dịch và giá hiện chỉ còn hơn 1.000 đồng/CP. Đây là kết quả của những thương vụ thâu tóm và nỗ lực tái cơ cấu bất thành. Số phận của BT6 lại được quyết định bởi nhóm cổ đông đến từ Kusto Group và Bình Thiên An, với đại diện là ông Trịnh Thanh Huy. (Kim Giang)
- “Mê hồn trận” nhà đất Hà Nội: Trong khi nhiều công trình xây dựng sai phạm ở nội thành vẫn chưa được xử lý dứt điểm và có dấu hiệu bán tháo nhằm thu hồi vốn, tại một số huyện ngoại thành, nhiều diện tích đất nông nghiệp được môi giới “thổi giá”, chuyển nhượng và sử dụng sai mục đích, đã khiến thị trường BĐS Hà Nội như “mê hồn trận”, đặt khách hàng đứng trước nhiều rủi ro. (Lưu Thủy)
- Ga Bình Triệu “treo” đến bao giờ?: Việc xây dựng không phép, sai phép có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân nhiều khu quy hoạch quá lâu làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân. Dự án ga Bình Triệu, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, nơi có nhiều công trình không phép, sai phép là trường hợp điển hình. (Đỗ Trà Giang)
- Ngành F&B, biết cách vẫn ăn nên làm ra: Việc Công ty TNHH Huy Việt Nam đóng cửa chuỗi nhà hàng Món Huế và nhiều cửa hàng thuộc các thương hiệu như Cơm thố cháy, Phở ông Hùng… đang thu hút sự quan tâm của dư luận vì các chuỗi này từng khá mạnh trong mảng F&B (ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống) của Việt Nam. Huy Việt Nam sở hữu 9 thương hiệu, gồm Món Huế, Cơm thố cháy, Phở ông Hùng, Phở 99, Great Bánh mì và cà phê, Iki Shushi, Shilla Korea BBQ Grill, TP Tea, Mỳ quảng bếp Tâm, với hơn 200 cửa hàng trên cả nước. Ngoài việc phát triển chuỗi nhà hàng, DN còn có kế hoạch xây dựng 2 nhà máy chế biến thực phẩm ở Long An và Hà Nội, với tổng đầu tư khoảng 40 triệu USD. (Thanh Lâm)
- Đồng hồ chữ nhật độc đáo (Việt Khuê)
- Google nâng cấp công nghệ (Nhã Trúc)
- Tinh tế hương vị Pháp tại nhà hàng Brodard mới (Thái Hà)
- Phẫu thuật điều trị bong võng mạc (BS. Đoàn Hồng Dung, nguyên Phó trưởng Khoa đáy mắt, Bệnh viện Mắt TPHCM)
- Hào hùng truyền thống Đoàn tàu không số (Minh Tuấn)
- Tái hiện di sản Hội An nguyên bản (Ngọc Chi)
- Những khu phố độc đáo và hiện đại tại Tokyo: Tokyo hiện đang giữ vị trí là thành phố kinh đô náo nhiệt và hiện đại bậc nhất Nhật Bản, tuy nhiên Tokyo lại là thủ đô không chính thức. Tokyo trở thành thủ đô sau khi thiên hoàng Minh Trị chuyển kinh đô của ông đến đây từ Kyoto vào năm 1868, sau đó Edo được đổi tên thành Tokyo. Vốn là trung tâm tâm đô thị cực thịnh của xứ sở Phù tang, nên nơi này không thiếu những điểm tham quan thú vị, trong đó sở hữu rất nhiều những khu phố khác nhau với những đặc trưng và lý thú riêng để du khách trải nghiệm. (Phạm Hoàn Khải, Youtube: Fahoka Xê Dịch)
- Nghịch lý ngân hàng trung ương sở hữu tư: Các ngân hàng trung ương (NHTƯ) có trách nhiệm đảm bảo ổn định giá cả cho nền kinh tế của nột quốc gia, nhưng có những NHTƯ vẫn thuộc sở hữu tư, khiến một số người tin rằng có nhóm nhỏ người siêu giàu đầy quyền lực đang sở hữu các NHTƯ, cho phép họ ra lệnh cho xã hội hoạt động và ảnh hưởng đến các chính phủ. (Văn Cường)
- Robot đang thành… người: Với công nghệ ngày càng phát triển, các robot có những chức năng gần giống như con người thật, đặt ra câu hỏi liệu trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tồn tại bên cạnh con người hay cuộc sống ảo trở thành hiện thực mới. (Hà Lam)
- CEO Kevin Plank: “Ngựa ô” ngành thời trang thể thao: Kevin Plank là CEO và nhà sáng lập thương hiệu sản xuất, kinh doanh giày dép, quần áo và dụng cụ thể thao Under Armour. Dù mới thành lập năm 1996, chỉ vài năm sau Under Armour đã vươn lên thành thương hiệu lớn trên toàn cầu, từng bước so kè với “gã khổng lồ” Nike hơn 50 năm tuổi. (Thiên Bảo)
Và nhiều chuyên mục khác...
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác