Đón đọc ĐTTC bộ mới số 28 phát hành thứ hai ngày 14-10

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 28 phát hành ngày 14-10 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 28 phát hành thứ hai ngày 14-10 ảnh 1
- Tạo thêm động lực cho doanh nghiệp: Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2019 (Vietnam Business Summit - VBS 2019) là cơ hội để Việt Nam  thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nhà đầu tư tiềm năng trong khu vực và trên thế giới. Quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ các chính sách ưu đãi, mà họ dành mối quan tâm lớn đến khung pháp lý ổn định và lâu dài, hướng dẫn rõ ràng, đồng bộ. (Ngọc Quang - Lưu Thủy)
- Cơ hội lựa chọn dòng vốn, đối tác: Trao đổi với ĐTTC trước thềm sự kiện VBS 2019, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Kinh tế của Thủ tướng, cho rằng trong quan hệ kinh tế đối ngoại hiện nay Việt Nam đang phải chịu sức ép rất lớn, nên VBS 2019 sẽ là cơ hội để Việt Nam vươn lên lựa chọn dòng vốn, đối tác nhằm thiết lập hướng đi mới của mình. Đây cũng lúc Việt Nam cần phải lựa chọn dòng vốn và những nhà đầu tư tiềm năng, trong đó cần đặc biệt chú ý đến vấn đề trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp, và cam kết chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI. (Hoàng Sơn)
- “Rào cản” chuyển giao công nghệ doanh nghiệp FDI: Trình độ lao động thấp, năng lực công nghệ yếu kém của doanh nghiệp trong nước, và sự thiếu liên kết của doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, là những rào cản của quá trình chuyển giao công nghệ thông qua FDI ở Việt Nam. Trong khi đó, vẫn còn nhiều địa phương chạy theo thành tích, vượt rào để thu hút FDI bằng mọi giá và chưa có những quy định về cơ chế quản lý việc chuyển giá của các doanh nghiệp một cách hiệu quả. (PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Chính phủ)
- Giá thép thế giới đang theo đà giảm: Bộ phận nghiên cứu vĩ mô của Fitch (Fitch Solutions Macro Research) vào tháng 9 đã điều chỉnh giảm dự báo giá thép toàn cầu năm 2019 do ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, cùng những rủi ro đang gia tăng đối với nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, nhu cầu tăng chậm hơn sản lượng, trong khi xuất khẩu khó khăn, là những lý do khiến giá thép toàn cầu đi xuống. Cộng với tâm lý bi quan của nhà đầu tư, dự báo giá thép 2019 giảm từ 650USD/tấn xuống còn 600USD/tấn. (Anh Kiệt)
- Tìm cơ hội trong biến động: Thị trường thép trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn đến từ những bất ổn từ thị trường thép thế giới. Dù vậy, do hệ thống cơ sở hạ tầng nước ta hiện vẫn còn yếu kém, các dự án tiêu điểm lớn (nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cảng với các đại dự án đang được xem xét triển khai như đường cao tốc Bắc-Nam, đường sắt cao tốc Bắc-Nam, hệ thống tàu điện ngầm, sân bay Long Thành…) vẫn chưa hoặc đang triển khai, chưa hoàn thiện nên nhu cầu thép dành cho cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục tăng trong ít nhất 10 năm tới. Đây là cơ hội để ngành thép vượt qua khó khăn. (Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược thị trường, PSI) 
- Nhà đầu tư "gồng gánh" cổ phiếu thép: Ngành thép từ lâu được ví như “xương sống” của ngành công nghiệp, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực xây dựng, bất động sản và cả kim ngạch xuất nhập khẩu. Thế nhưng, với những rủi ro đang đối mặt như tình trạng dư cung, sức ép cạnh tranh và nợ vay, nhóm CP thép đang trở thành gánh nặng của NĐT khi giá CP đang giảm về vùng đáy 2-3 năm. Vì thế, 2019 được đánh giá là năm “bản lề” cho các kế hoạch tái cấu trúc nhằm khôi phục đà tăng trưởng của các DN thép trong những năm tới. (Kim Giang)
- Soi bức tranh kinh tế vĩ mô quý III: Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, GDP 9 tháng năm 2019 nước ta tăng trưởng 6,98%, mức cao nhất trong 10 năm gần đây. Tuy nhiên, nếu quan sát tổng thể bức tranh kinh tế vĩ mô trong 2019, đặc biệt khi gắn con số tăng trưởng này với các chỉ số kinh tế khác, sẽ thấy hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Tăng trưởng kinh tế đã không còn lệ thuộc vào tín dụng? Các kênh truyền dẫn lãi suất đang tắc nghẽn, dòng tiền chảy đi đầu? Ổn định tỷ giá USD/VNĐ và nỗi lo bị xem là quốc gia thao túng tiền tệ? Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ra sao?… (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo)
- TPHCM - "Nút thắt" giải ngân đầu tư công: Thủ tục kéo dài, đăng ký vốn chưa sát với thực tế, nhu cầu của địa phương hoặc bố trí vốn chưa sát với nhu cầu; vốn bố trí từ Trung ương còn cách biệt với thực tế tiền được giải ngân… đang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các dự án đầu tư công tại TPHCM bị chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp… Để tháo gỡ những nút thắt này, ngoài những kiến nghị với Trung ương và các bộ, ngành, TP sẽ xem xét trách nhiệm của tập thể đơn vị đăng ký vốn, nhằm tránh tình trạng đăng ký vốn không sát với thực tế; dự án đăng ký phải sát với yêu cầu thực tế, tính khả thi cao, tránh tình trạng đăng ký hàng trăm tỷ đồng nhưng mỗi năm xin giải ngân chỉ vài tỷ đồng. (Đỗ Trà Giang)
- Cổ phần hóa DNNN đạt lượng nhưng thiếu chất: Tiến độ CPH DNNN từ năm 2016 đến tháng 6-2019 chậm so với kế hoạch. Dù số lượng DN CPH có thể đạt vào cuối năm 2020, nhưng mục tiêu của tái cơ cấu là thay đổi về chất, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN vẫn là những day dứt. Chúng ta đã sai lầm trong việc CPH khi chỉ cần bán 1% cổ phần tại DNNN cũng được xem là CPH. Trong khi, việc bán tỷ lệ 1% vốn nhà nước không liên quan đến phân bổ nguồn lực hay chuyển đổi chủ sở hữu. Đó là lý do chúng ta có thể thực hiện CPH 100% nhưng chuyển đổi chủ sở hữu chỉ 5-10% và không thể coi là CPH thành công. (Hà My)
- DNNN nhiều quyền nhưng bị “bó”: Luật Doanh nghiệp quy định pháp nhân doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ như DN thuộc các thành phần kinh tế có cùng hình thức tổ chức. Thế nhưng, không chỉ vì một số DNNN làm ăn thua lỗ do lỗ hổng cơ chế quản lý, để rồi siết lại bằng thể chế và cơ chế quản lý cho toàn bộ DNNN theo kiểu “con sâu làm sầu nồi canh”. Và như vậy chưa tạo cho DNNN có đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Chừng nào DNNN cạnh tranh được với thị trường quốc tế mới gọi đó là cạnh tranh. Tức phải để cho DN tự chủ, tự do kinh doanh trong phạm vi mục đích chủ sở hữu đặt ra. (Quang Minh)
- BacABank lên sàn vẫn khó tăng vốn: Mặc dù đã niêm yết cổ phiếu trên sàn và có quy mô vốn cỡ vừa, song với  đặc điểm không có cổ đông lớn và chưa có thương hiệu, nên cổ phiếu ngân hàng Bắc Á (BacABank) khó thu hút nhà đầu tư. BacABank chỉ có thể phát hành cổ phiếu để trả cổ tức/phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu khả thi hơn. Song phát hành cho cổ đông hiện hữu như vậy, giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh giảm tương ứng nên cổ đông cũng sẽ cân nhắc. (Cát Tường)
- Những cổ phiếu một thời…: HAG - Chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm: Lên sàn từ khá sớm và từng là mã CP blue chip trên sàn HOSE, nhưng đến nay HAG (CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) chỉ còn là cái bóng của chính mình. Dù nhận được dòng tiền khủng từ NĐT chiến lược, HAG vẫn đối diện tương lai bất định do hậu quả của những tính toán sai lầm trong quá khứ. Dù nhận được dòng tiền giải cứu từ Thaco, nhưng giới đầu tư vẫn không đặt nhiều niềm tin vào sự hồi phục của HAG. Đây là nguyên nhân khiến cho HAG vẫn đang giao dịch ở mức giá thấp nhất trong lịch sử hơn 4.000 đồng/CP. (Kim Giang)
- Lại nóng căn hộ 25m2: Giới chuyên gia từng cảnh báo việc phát triển căn hộ diện tích nhỏ sẽ tạo ra những khu nhà ổ chuột trên cao, gây áp lực lên hạ tầng đô thị.  Thế nhưng, khi lấy ý kiến dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam, Bộ Xây dựng vẫn bổ sung hạng mục cho phép diện tích tối thiểu căn hộ chung cư từ 45m2 giảm xuống còn 25m2. (Minh Tuấn)
- Xây dựng giá trị cốt lõi doanh nghiệp: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp (DN), nghệ thuật lãnh đạo DN, hay số hóa trong hoạt động kinh doanh, sản xuất là những giá trị cốt lõi cần được duy trì và phát huy. Đây là vấn đề được nhiều doanh nhân thành đạt chia sẻ tại hội thảo CEO Talks "Đòn bẩy triệu đô", do CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10. (Thiện Minh)
- Italia không bỏ cơ hội thị trường dược Việt Nam: Nếu như trước đây, thị trường dược phẩm Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp (DN) như Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, sắp tới sân chơi này có thể thêm gương mặt mới là các nhà đầu tư Italia. Đại diện các DN đến từ “xứ sở hình chiếc ủng”, cho biết đang để mắt đến lĩnh vực được cho là nhiều triển vọng tăng trưởng tại Việt Nam, nhất là khi Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) đã có hiệu lực. (Lưu Thủy)
- Nhẫn signet đậm chất quý tộc (Ngọc Thường)
- Phô diễn dòng xe tự lái (Nhã Trúc)
- Mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam tại The Reverie Saigon (Thái Hà)
- Chữa bệnh béo phì bằng cách nào (BS.CK1 Nhâm Chấn Phát, Khoa dinh dưỡng, Viện Y dược học dân tộc TPHCM)
- Du ký và tình yêu biển cả (Phan Hoàng)
- Hội quán Long Chương, hội ngộ đam mê gốm sứ Nhật Bản: Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, hôm qua 13-10, Cà phê Hội quán Long Chương đã khai trương “góc ngồi thưởng thức và chia sẻ gốm Nhật Bản” dành cho những người đồng điệu khắp 3 miền. Với bộ sưu tập 300 cổ vật chỉ tính riêng gốm Satsuma được trưng bày, Hội quán Long Chương kỳ vọng giúp các nhà nghiên cứu và bạn bè chung niềm đam mê, đến chiêm ngưỡng, giao lưu và trao đổi tuyệt phẩm sưu tập. (TS. Trương Đình Bảo Long)
- CEO Brian Chesky - “Kỳ lân” thay đổi ngành du lịch: Brian Chesky, tỷ phú công nghệ, nhà sáng lập và CEO trang web cho thuê và đặt phòng, căn hộ trực tuyến thế giới Airbnb, đã được tạp chí Forbes xếp hạng 4 trong danh sách “40 under 40” (40 người giàu nhất nước Mỹ dưới 40 tuổi). Ông từ một người vô gia cư đã khởi nghiệp, trở thành nhà cung cấp cơ sở lưu trú cho hàng trăm triệu khách hàng trên toàn cầu. (Thiên Bảo)
Và nhiều chuyên mục khác...
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác