Đón đọc ĐTTC bộ mới số 26 phát hành thứ hai ngày 30-9

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 26 phát hành ngày 30-9 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 26 phát hành thứ hai ngày 30-9 ảnh 1
- Xu hướng ngân hàng số: Số hóa các hoạt động NH đã diễn ra từ hơn nửa thế kỷ trước và trở thành cuộc cách mạng khi công nghệ tài chính (fintech) phát triển mạnh. Theo xu hướng đó, các NH tại Việt Nam cũng bắt đầu phát triển mảng NH số. Tuy nhiên, theo TS. Trần Hùng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ NH, Đại học Quốc gia TPHCM, đa phần nhà băng phát triển NH số theo phương thức tối ưu hóa mảng kinh doanh hiện tại, chỉ một số rất ít định hướng chuyển hóa thành NH số. Để bắt kịp xu hướng chung, các nhà băng cần ngồi lại với nhau để bàn bạc, đưa ra kế hoạch phát triển đồng bộ NH số. (Yên Lam) 
- Làn sóng ngân hàng số mới bắt đầu: NH số đặt trong bối cảnh của Việt Nam, không chỉ tiện ích, còn mang lại nhiều cơ hội cho các NHTM. Vì thế, đã sớm xuất hiện trào lưu chạy đua phát triển mảng này. Song xu hướng NH số tại Việt Nam mới nằm trong giai đoạn khởi đầu. NH số muốn phát triển, sản phẩm dịch vụ phải đa dạng, tăng trải nghiệm của người dùng, phải nâng cấp về công nghệ, đặc biệt càng hiện đại càng phải đảm bảo tính an toàn. Còn nếu chạy đua số hóa mà không đảm bảo an toàn tài khoản của khách hàng, NH số sẽ không thể phát triển. (Đỗ Linh)
- Ngân hàng số thấy gần nhưng vẫn xa: Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người sử dụng internet và điện thoại di động (ĐTDĐ) phát triển khá mạnh những năm gần đây. Tuy nhiên, thói quen sử dụng tiền mặt, an ninh mạng chưa an toàn và việc thiếu hụt các quy định pháp lý, đang là yếu tố kìm hãm sự phát triển của mảng thanh toán số theo tiến bộ công nghệ. Việt Nam có mức độ thâm nhập của NH truyền thống còn thấp, trong khi hạ tầng số đã phát triển khá mạnh. Vì thế, khi mức độ thâm nhập của các dịch vụ NH được đẩy mạnh, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển các giao dịch NH số trong trung hạn so với các quốc gia khác. (Nguyễn Thị Thúy Anh, CTCK Rồng Việt - VDSC)
- TPHCM chọn lọc ngành đưa AI vào ứng dụng: Cuộc cách mạng 4.0, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI), là tiêu điểm giúp TPHCM đi nhanh hơn. Tuy nhiên, ứng dụng AI là “cuộc chơi” không chỉ tốn kém mà có cả những tiêu cực phát sinh nếu không nhận diện được nó. Trước hết cần hiểu đúng bản chất của nó ở tất cả chiều kích khác nhau, sau đó chọn những lĩnh vực có thể đưa AI vào được để đảm bảo thành công. TP cần hệ thống lại kế hoạch và chiến lược quốc gia về AI của khoảng 10 nước, so sánh lại các mục tiêu, giải pháp tìm sự thống nhất của các nước cũng như các ưu tiên riêng, để từ đó có mục tiêu cụ thể, giải pháp thực hiện. (Nguyễn Hồng) 
- Cơ sở hạ tầng kém, tăng trưởng khó bền vững: Để duy trì tốc độ tăng trưởng và tạo đà cho phát triển kinh tế trong trung và dài hạn, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, huy động nguồn vốn vay từ bên ngoài không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhất là trong bối cảnh phải kiềm chế tỷ lệ nợ công quốc gia, điều này đã tạo thành áp lực “kép”. Áp lực này vẫn không giảm, rủi ro nợ công tăng lên, trong khi các nguồn vốn đi vay không được sử dụng hiệu quả vẫn lơ lửng trên đầu. Càng không phải là viễn cảnh khi năng lực quản trị của DNNN không cải thiện thông qua những cải cách mạnh mẽ và thực chất. (Lưu Thủy)
- Vốn đầu tư sơ sở hạ tầng DNNN dễ vay nhưng khó được vay: Tài trợ cho cơ sở hạ tầng hiện được nhiều quốc gia đang phát triển thực hiện. Trước tiên, Chính phủ tài trợ cho cơ sở hạ tầng thông qua thuế, vay mượn và bán đất. Khi đó, nợ quốc gia tăng lên. Để ứng phó, Chính phủ tìm kiếm các giải pháp tài trợ cho cơ sở hạ tầng theo những cách thức không làm trầm trọng thêm tình trạng nợ nần của quốc gia. Với mỗi khoản vay, bên vay sẽ xây dựng uy tín về khả năng trả nợ, từ đó các bên cho vay quốc tế sẽ sẵn lòng đưa ra các điều khoản tốt hơn. Để làm được điều này, trước tiên DNNN và chủ sở hữu Chính phủ cần chủ động tham gia thị trường vốn quốc tế với những kỳ vọng cân bằng. (Donald Lambert, Chuyên gia kinh tế chính về phát triển khu vực tư nhân của ADB)
- BIDV và khoản nợ khả năng mất vốn 10.000 tỷ đồng: BIDV là 1 trong 4 NHTM có vốn nhà nước quy mô lớn trong hệ thống NH Việt Nam. Song NH lớn gắn liền với khách hàng lớn nên rủi ro cũng lớn. Điều này thể hiện qua những số liệu liên quan đến nợ xấu của NH trong thời gian qua và hiện đã tăng lên hơn 10.000 tỷ đồng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Với con số nợ trên, BIDV phải trích lập dự phòng rủi ro 100%. Nợ nhóm 5 càng lớn, trích lập dự phòng rủi ro càng nhiều, sẽ ảnh hưởng giảm lợi nhuận của NH. (Cát Tường)
- Thế giới đang lên Basel 4, Việt Nam loay hoay Basel 2: Áp dụng Basel cơ bản sẽ cho phép các ngân hàng đo lường rủi ro, chủ động trong việc quản lý rủi ro. Tính theo cấp độ, Basel III được triển khai từ năm 2015 và Basel IV đang được xây dựng. Nhưng đến thời điểm này Việt Nam vẫn loay hoay triển khai Basel II tại 10 ngân hàng thương mại (NHTM) cho thấy chúng ta đã chậm hơn nhiều quốc gia. Dù thách thức rất lớn nhưng chúng ta không thể đi ngoài xu hướng thời đại. (Trí Dũng)
- Lý thuyết DOW trên thị trường chứng khoán: Cha đẻ của lý thuyết Dow là Charles Henry Dow - người sáng lập ra tạp chí Phố Wall, ấn phẩm tài chính được nhiều độc giả quan tâm. Charles Dow cũng là một trong những chuyên gia đầu tiên chuyên nghiên cứu sự biến động của TTCK, là người phát minh ra chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones vào năm 1897 - chỉ số DJ phổ biến cho đến nay. Lý thuyết Dow mang tính ứng dụng cao vào thực tiễn, nguyên lý căn bản mang đầy tính “tiên tri” sự vận động của thị trường chứng khoán (TTCK), dao động mang tính chu kỳ của từng cổ phiếu riêng lẻ, và xa hơn đó là các giai đoạn thăng/trầm của thị trường chung. (Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược thị trường, PSI)
- Những cổ phiếu một thời…: REE - Tham vọng... dang dở: CTCP Cơ điện lạnh (REE) là 1 trong 2 mã CP đầu tiên niêm yết trên TTCK. Đến nay, dù không còn “làm mưa, làm gió” trên thị trường, nhưng REE vẫn tạo được sự chú ý với những cú “bẻ lái” kinh doanh khá bất ngờ, với tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành. Tuy nhiên, việc đầu tư dàn trải và nắm giữ cổ phần tại quá nhiều doanh nghiệp, đã khiến hiệu quả kinh doanh của REE “chập chờn” trước những biến động của các doanh nghiệp này. Năm 2019, REE sẽ tiếp tục rót thêm ít nhất 2.000 tỷ đồng vào lĩnh vực bất động sản, tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty liên doanh/liên kết trong lĩnh vực hạ tầng tiện ích. (Kim Giang)
- Thị trường bất động sản: Chúng ta tự “lấy đá kè chân”: Tại hội nghị “Lấy ý kiến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS)" do báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức tại TPHCM, nhiều chuyên gia cho rằng, xung đột, chồng chéo pháp lý đầu tư xây dựng dẫn đến quá trình triển khai nhiều dự án bị thanh tra, kiểm toán kéo dài, tạo ra mảnh đất cho tham nhũng. Quy định trong hệ thống pháp luật chuyên ngành không thống nhất, tồn tại rất nhiều khoảng trống. Có thể nói đây là sự “khủng hoảng pháp luật” trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. (Minh Tuấn)
- 2 năm thẻ vàng IUU: Thua thiệt đủ đường: Sau 2 năm (2017-2019) Liên minh châu Âu (EU) chính thức cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này, dù Chính phủ, các ban ngành, hiệp hội, doanh nghiệp (DN) hải sản đã rất nỗ lực, nhưng cũng chưa biết khi nào Việt Nam mới lấy lại được thẻ xanh. Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Ủy ban Hải sản thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sau cuộc kiểm tra của EC tới đây, hy vọng DN lại được ngồi với các ban ngành để xem lại những việc đã làm được và kế hoạch cho năm 2020. (Thanh Lâm)
- Cuốn hút thị giác cùng Fly Box (KTS. Đặng Minh Trọng, Công ty Kiến trúc-Xây dựng quốc tế ARO Studio)
- Những phát minh “điên rồ” (Nhã Trúc)
- 6 lọ nước hoa xa xỉ nhất thế giới (Cao Bình)
- ‘Colours of Jazz’ trở lại R&J (Thái Hà)
- Trẻ hóa làn da bằng laser (TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng Khoa Da liễu - Thẩm mỹ, Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM)
- Tỏa sáng tinh hoa Tà Ôi: Sau khi Bộ VH-TT-DL tôn vinh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017, mới đây nghề dệt dèng truyền thống của đồng bào Tà Ôi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) trao chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Qua đó, giúp nhiều người phụ nữ ở huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện công tác bình đẳng giới, cũng như đa dạng sản phẩm du lịch địa phương. (Văn Thắng)
- Thể thao mạo hiểm trên vùng cao: Quyến rũ bởi những vùng rừng núi, sông suối, thác đèo hùng vĩ… nên những tour du lịch lên Tây Bắc và Đông Bắc luôn hấp dẫn và hứa hẹn nhiều điều mới mẻ. Đặc biệt, để tạo ra cảm giác mạnh, khám phá theo kiểu riêng, nhiều tổ chức, cá nhân đã bắt đầu trải nghiệm cảnh quan bằng các môn thể thao mạo hiểm. Chạy marathon trên núi, đạp xe vượt đèo, chèo kayak ở sông suối, thác ghềnh, hay nhảy dù từ cao điểm xuống thung lũng… Tất cả khiến du khách đam mê mạo hiểm cảm thấy “phê” và “sướng”. (Văn Hải- Đức Hải-Nguyễn Duy)
- Thomas Boone Pickens: Ông trùm dầu mỏ nước Mỹ: Tỷ phú Thomas Boone Pickens được mệnh danh là ông trùm dầu mỏ và tài chính của nước Mỹ. Ông xây dựng công ty chỉ với số vốn khởi điểm 2.500USD, đến nay trở thành một trong những công ty dầu mỏ và năng lượng lớn nhất thế giới. Với nguồn lực tài chính dồi dào, Thomas đã hỗ trợ tài chính rất nhiều cho các hoạt động chính trị của Đảng Cộng Hòa và là nhà tài trợ chính trong chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ thứ 2 của cựu Tổng thống George Walker Bush (Bush con) vào năm 2004. (Thiên Bảo)
- “Thuế ăn năn”: “Trước đây, nếu bạn hút thuốc lá hay cigar, nhân viên sở thuế sẽ đến. Giờ đây kể cả khi đang ăn món bít tết ưa thích, bạn cũng có thể sẽ gặp anh ta”- trang thông tin Business Insider dí dỏm viết, khi bàn về loại “thuế ăn năn” (tạm dịch từ sin tax, với sin: tội lỗi, tax: thuế) dự kiến sẽ đánh vào các sản phẩm thịt, đặc biệt là thịt đỏ như thịt cừu, bò…  (Anh Thư)
- Dời đô hay phát triển thành phố vệ tinh: Các thành phố lớn ở Đông Nam Á đang đối mặt với nhiều vấn đề ngày càng nghiêm trọng, như tăng dân số cơ học quá mức, kẹt xe thường xuyên, ngập lụt ngày càng tăng và thành phố đang chìm dần do biến đổi khí hậu… Để giải quyết rốt ráo những vấn đề này không đơn giản. Di chuyển các cơ quan chính phủ của một quốc gia không bao giờ là nhiệm vụ đơn giản. Một trong những thách thức lớn của việc di chuyển thủ đô là thuyết phục người dân. Việc di dời thủ đô khó hay dễ còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của nơi chuyển đến. Gần đây, Thái Lan và Indonesia đang cân nhắc giải pháp: di dời thủ đô. Liệu việc dời đô của họ có khả thi và Việt Nam có nên học theo? (Văn Cường)
Và nhiều chuyên mục khác...
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác