Đón đọc ĐTTC bộ mới số 105 phát hành thứ hai ngày 17-5-2021

(ĐTTCO)- Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 105 phát hành ngày 17-5-2021 với nhiều chuyên mục:
- Gỡ nút thắt theo tinh thần 3 không: Một tin vui đến với TPHCM: trong buổi tiếp xúc với cử tri và làm việc với TPHCM tuần qua, cả Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính đều bày tỏ ủng hộ tối đa đề xuất của TPHCM về việc điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TPHCM giai đoạn 2022 - 2025 là 23%, nhằm tạo tiền đề để TPHCM phát triển nhanh, bền vững; vừa khuyến khích, vừa nâng cao trách nhiệm của TPHCM. Và Thủ tướng cũng cam kết, đối với vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ sẽ chỉ đạo giải quyết một cách nhanh nhất có thể. Chính phủ sẽ phối hợp với TPHCM và các cơ quan liên quan đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 
- Lạm phát: Fed đúng hay sai?: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Mỹ tăng lên mức 4,2% từ mức 2,6% của tháng trước - mức tăng cao nhất của thước đo lạm phát này trong 13 năm trở lại đây. Đợt tăng giá khá mạnh này được Phó Thống đốc Fed Richard Clarida thừa nhận là “bất ngờ”. Nhưng sau đó đã làm dấy lên đợt tranh luận về liệu Fed có sai hay không với nhận định mức tăng lạm phát tháng 4, dù là ngoài dự đoán, vẫn sẽ chỉ là “tạm thời”. Thị trường dự đoán Fed sẽ thay đổi cách tiếp cận việc mua trái phiếu, hay nói cách khác Fed có thể bàn tới “khóa van” trong cuộc họp tháng 6 hoặc tháng 9 tới. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Phân lập trong phục hồi kinh tế: Phục hồi kinh tế toàn cầu đã xuất hiện trạng thái phân lập, các quốc gia có tính chủ động và mạnh dạn sẽ tiếp tục rút ngắn khoảng cách hoặc/và bỏ xa phần còn lại của thế giới. Ngay lúc này, hãy để những khó khăn hình thành nên mục đích, biến các bất ổn trở thành động cơ, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế-xã hội. (ThS. Tô Công Nguyên Bảo, Đại học Kinh tế TPHCM)
- TPHCM: Thiết kế lại hệ thống chính sách kinh tế: Nếu nói TPHCM trong 10-15 năm nữa sẽ là một trong những TP hiện đại, phát triển nhanh và năng động nhất khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương quả không sai. Tuy nhiên, nhìn lại thực tiễn phát triển trong 3 thập niên qua cần xem xét nhiều mặt, TPHCM có còn là vai trò động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước, nếu không thiết kế lại hệ thống chính sách kinh tế và những bước đột phá cơ cấu và thể chế kinh tế. (TS. Trần Du Lịch, Chuyên gia kinh tế)
- TP Thủ Đức phải đúng vị trí vai trò: Nhìn trên quan điểm kinh tế Vùng và Vùng đô thị, việc xây dựng TP Thủ Đức chính là bước đột phá để đẩy nhanh quá trình phát triển của các đô thị phía Đông của Vùng đô thị TPHCM. Đây cũng là bước đột phá để thực hiện chủ trương của TPHCM từ hàng chục năm nay, nhưng thực hiện chưa có hiệu quả: Phát triển TPHCM theo hướng đa trung tâm; giảm áp lực tập trung hóa hoạt động kinh tế và dân cư khu vực nội thành. 
- Đừng để “đầu tàu” mất động lực: TPHCM có tiềm năng lớn, thực lực mạnh lẫn lợi thế dẫn đầu về năng lực, trình độ phát triển kinh tế thị trường, nhưng chưa được tận dụng để tạo đà phát triển. Thực tế những năm qua cho thấy có một trạng thái phát triển thiếu động lực, suy giảm tinh thần tiên phong và mất cảm hứng đột phá của TPHCM. Và khi đầu tàu mất động lực, cả đoàn tàu chắc chắn sẽ ì ạch, mất đà, tụt hậu. (PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam)
- Định vị lại vị thế trong xu thế 4.0: Dù muốn hay không chúng ta phải chấp nhận sự thật, đó là động lực truyền thống giúp TPHCM phát triển lâu nay đã không còn nhiều tác dụng, các ưu thế cạnh tranh vượt trội đã cạn, ngưỡng phát triển dường như đã chạm đến điểm cuối. Do vậy TPHCM cần những định hướng mới, chiến lược mới và tư duy mới. (PGS. Nguyễn Minh Hòa)
- TPHCM phải nâng cấp môi trường kinh doanh: TPHCM là địa phương có số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động nhiều nhất, đóng góp cho ngân sách nhà nước lớn nhất và là trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước. TPHCM có cơ sở hạ tầng phát triển cao, quy mô thị trường lớn nhất cả nước và chất lượng nhân lực có trình độ cao… Tuy vậy, nhiều năm qua chất lượng điều hành kinh tế, cơ sở hạ tầng “mềm” của TPHCM vẫn khá lặng lẽ. TPHCM cần định vị mình trong tương quan so sánh không chỉ với các tỉnh, thành cả nước mà với các trung tâm kinh tế lớn của khu vực. (Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI)
- Sức hút của một thành phố lớn cần gì: Số lượng các siêu thành phố (megacities) tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, và ước tính có khoảng 55% dân số thế giới sống ở các thành phố này vào năm 2050. TPHCM được ví như một siêu thành phố, bởi là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, nên luôn phải đương đầu với nhiều thách thức trong quá trình phát triển. (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Thị trường bán lẻ: Sức mua thấp, thiếu bền vững: Thị trường bán lẻ (TTBL) Việt Nam luôn tăng trưởng trong những năm qua, song sức mua so với các thị trường khác trong khu vực vẫn thấp và thiếu bền vững. Điều này cũng khiến các DN bán lẻ nước ngoài tỏ ra dè dặt và dần thoái lui khỏi thị trường. Lâu nay chúng ta vẫn có thói quen nói nhiều đến tốc độ tăng trưởng, nhưng quên đi cái gốc của nó, tức mẫu số là sức mua tiêu dùng thực sự vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Dù GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam có thể “đẹp”, nhưng vẫn thể hiện sức mua của thị trường Việt Nam không cao. (Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế) 
- Ngành chăn nuôi điêu đứng vì lệ thuộc nguồn cung thức ăn: Giá lợn hơi trong nước giảm những ngày gần đây, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại có xu hướng tăng cao, đã khiến người chăn nuôi lợn đối mặt với nguy cơ lặp lại kịch bản thua lỗ sau gần 1 năm “ăn nên làm ra” nhờ giá thịt lợn thiết lập đỉnh. Nghịch lý này cho thấy điểm yếu của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay: quá lệ thuộc nguồn cung đầu vào từ thị trường bên ngoài. (Lưu Thủy)
- Khó kìm đà tăng giá hàng hóa: Dịch Covid -19 đã khiến giá nhiều nhóm nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển duy trì đà tăng trong suốt những tháng qua, kéo giá sản phẩm bán ra trên thị trường tăng theo khó kìm giữ được. Nghịch lý Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng phải nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp về làm thức ăn chăn nuôi, đã được nhắc đến rất nhiều lần nhưng đến nay chưa tìm ra lời giải. (Thanh Lâm)
- Đã đến lúc NHNN khống chế cung tiền: GDP quý I tăng 4,48% cho thấy nền kinh tế đang phục hồi nhưng vẫn thấp so với khả năng. Trong bối cảnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp, ưu tiên mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng là hợp lý, nhất là khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Đây là lúc NHNN cần khống chế cung tiền và tăng trưởng tín dụng trong trung, dài hạn không vượt quá xa so với mức tăng trưởng GDP danh nghĩa, tức không cao hơn nhiều mức tăng trưởng GDP thực cộng với tốc độ lạm phát. (Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính)
- Lợi nhuận cao nhưng rủi ro tiềm ẩn?: Lợi nhuận trước thuế của các NHTM trong quý I-2021 tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đến từ tăng trưởng mạnh thu nhập lãi thuần do tỷ lệ lãi cận biên (hệ số NIM) được mở rộng. Nhưng đằng sau các khoản lợi nhuận cao của các nhà băng là nhờ cho vay lãi cao vào những lĩnh vực  rủi ro. (Cát Tường)
- Cổ phiếu thép có “cứng” như kỳ vọng?: Nhóm CP thép đang nhận được sự kỳ vọng rất lớn từ giới đầu tư trên TTCK nhờ hưởng lợi kép từ thị trường tiêu thụ và giá bán. Tuy nhiên, đây chỉ là kỳ vọng trong ngắn hạn, bởi ngành thép vẫn đang đối mặt nhiều thách thức trong dài hạn. (Kim Giang)
- Chứng khoán không ngại “bóng ma” lạm phát: Tuần qua thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu rúng động với số liệu giá tiêu dùng ở Mỹ trong tháng 4 tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9-2008. Trong nước, lãi suất liên ngân hàng vọt lên mức cao nhất 2 tháng. Tuy nhiên thước đo của TTCK là VN Index  vẫn chưa có phản ứng gì đặc biệt, vẫn tiếp tục ghi nhận một tuần tăng. (Nguyên Hà)
- Đổi gió không gian sống trong nhà (Nhã Trúc)
- Khi nghệ sĩ... bán mình (Gia Quan)
- Làn sóng Covid mới càn quét châu Á: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Ấn Độ đã chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu và 1/4 số ca tử vong, tính đến đầu tháng 5. Nhưng các ca bệnh cũng gia tăng ở các nước xung quanh, từ Nepal ở phía Bắc đến Sri Lanka và Maldives ở phía Nam. Và không chỉ các nước láng giềng của Ấn Độ, xa hơn ở Đông Nam Á, các ca nhiễm cũng đang tăng vọt. (Vinh Trang)
- CEO Evan Spiegel - Kẻ chống lại đế chế Facebook: Nền tảng xã hội Snapchat hiện đang nổi lên như là mối đe dọa lớn nhất với Facebook. Một khảo sát của Forbes ước tính 265 triệu người dùng toàn cầu hiện đang sử dụng Snapchat hàng ngày, với độ tuổi trung bình 18. Trong khi đó, Facebook đang có sự sụt giảm mạnh ở độ tuổi thanh thiếu niên, người dùng trung bình gần 40 tuổi. Người đứng sau dự án khởi nghiệp thành công này chính là CEO Evan Spiegel cùng các bạn học khởi tạo năm 2011 khi vẫn còn đang ngồi trên giảng đường Đại học Stanford.  (Đức Giang)
- Thách thức tiêm chủng ngừa Covid-19: Toàn thế giới cho đến nay đã có hơn 850 triệu mũi vaccine ngừa Covid-19 đã được thực hiện, trong đó Singapore có hơn 1 triệu người được tiêm liều vaccine Pfizer hoặc Moderna đầu tiên, hơn 500.000 người đã hoàn thành chế độ tiêm chủng đầy đủ. Thách thức đặt ra là phải thuyết phục những người chưa an tâm tiêm vaccine vì lý do này hay lý do khác, nhất là người lớn tuổi hay người bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch qua các mạng xã hội. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore) 
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác