Đón đọc ĐTTC bộ mới số 101 phát hành thứ hai ngày 19-4-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 101 phát hành ngày 19-4-2021 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 101 phát hành thứ hai ngày 19-4-2021 ảnh 1
- Nhà băng tìm cách hút vốn ngoại: Tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) là mục tiêu chung của nhiều ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc tìm được NĐT chiến lược khó khăn hơn nhiều, một số nhà băng có vẻ chuộng xu hướng chuyển sang tìm kiếm các NĐT tài chính để tăng thêm vốn điều lệ.
- Phát triển Cần Giờ nhìn từ bối cảnh vùng: Phát triển hướng ra biển Đông đã là một định hướng của TPHCM từ rất lâu. Ý tưởng này được nhen nhóm từ sự hình thành của khu chế xuất Tân Thuận, sau đó là dải đô thị Nam Sài Gòn và đô thị cảng Hiệp Phước. Nỗ lực “hướng ra biển” của thành phố bị chững lại những năm vừa qua vì những nút thắt hạ tầng, khiến cho khả năng kết nối của khu vực phía Nam với trung tâm thành phố bị hạn chế, và cụm cảng Hiệp Phước có tính cạnh tranh kém do lòng sông Soài Rạp bị bồi lắng.  (Quy hoạch sư Nguyễn Đỗ Dũng, Tổng giám đốc enCity)
- Lạm phát toàn cầu sẵn sàng… tăng: Từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 xảy ra, các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU triển khai và duy trì chính sách nới nỏng tiền tệ (Quantitative Easing) và duy trì lãi suất thấp (hiện tượng Zero Lower Bound) trong suốt một thời gian dài, khiến hầu như không ai để ý đến chỉ số này nữa. Đùng một cái, Covid-19 xảy ra và các chính phủ cùng với ngân hàng trung ương (NHTW) cấp cứu nền kinh tế bằng nhiều giải pháp chưa có tiền lệ. Nợ chính phủ, bảng cân đối tài sản của NHTW, cung tiền tăng nóng, tiết kiệm của dân chúng cũng tăng. Và điều gì đến phải đến. (TS. Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Đằng sau việc gỡ nhãn thao túng tiền tệ: Tin tốt cho Việt Nam: Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố Báo cáo về kinh tế vĩ mô và chính sách ngoại hối của đối tác thương mại chính của Mỹ, tháng 4-2021: Không đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam hay Thụy Sĩ thao túng tiền tệ. Tuy nhiên đằng sau việc này là gì? (Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Vấn đề đặc khu kinh tế và trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam: TPHCM và Đà Nẵng gần đây đang nghiên cứu trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Nếu chỉ để trở thành một trung tâm tài chính “quốc tế”, theo nghĩa có các tòa nhà hiện đại trong đô thị hoặc ven biển, ắt hẳn chỉ có cần tiền. Nếu thêm một chút tham vọng phấn đấu tầm khu vực ASEAN, chỉ cần xin vài cơ chế đặc thù từ Trung ương. Nhưng liệu có thỏa mãn? (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế TPHCM, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia)
- Hệ thống tài chính toàn cầu đang thay đổi: Kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu đã trải qua “cú sốc bất lợi nhất trong vòng một thế kỷ” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song cũng đang chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Theo đó, hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2025 đang chứng kiến nhiều xu hướng chủ đạo, đặt ra nhiều cơ hội đan xen nhưng không ít nguy cơ, thách thức.  Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng toàn cầu đang thay đổi. (TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV)
- Trung tâm tài chính và tội phạm tài chính: Thị trường tài chính, với chức năng cơ bản tạo ra kênh truyền dẫn hiệu quả để nguồn vốn lưu thông từ các nhà đầu tư đến các doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn, là thực thể quan trọng đóng vai trò đòn bẩy cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, từ sự phát triển của thị trường tài chính trở thành trung tâm tài chính đã trở thành mục tiêu hấp dẫn của giới tội phạm tài chính. (Thomas Hung Tran, chuyên gia Phòng chống Gian lận và Tội phạm tài chính, Anh quốc)
- Động lực và áp lực Mỹ quay lại CPTPP: Hiện công luận đang quan tâm liệu ông Joe Biden, Tổng thống Mỹ thứ 46, có đưa Mỹ quay lại với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay không. Nhiều ý kiến cho rằng khả năng tái gia nhập CPTPP của Mỹ là tất yếu, bởi sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho bản thân Mỹ, cũng như kiềm chế sự “thái quá” của Trung Quốc. (TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế)
- Cả Mỹ và Trung Quốc - Chờ thời điểm vào CPTPP: Việc Mỹ có quay trở lại đàm phán và gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vẫn là câu chuyện lựa chọn thời điểm thích hợp. Tổng thống Joe Biden dù có muốn đưa Mỹ quay trở lại CPTPP vẫn chưa thể vào thời điểm này. Bởi trước mắt Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề trong nước cần giải quyết trước khi sẵn sàng gia nhập CPTPP. (PGS.TSKH Võ Đại Lược, Giám đốc Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương - VAPEC)
- Từ chuyện cây phong cần chuẩn hóa quy trình ra quyết định: Những ngày này, giới chuyên môn như kiến trúc sư (KTS), quy hoạch, quản lý đô thị ở Hà Nội và TPHCM gặp nhau bàn về những cây phong lá đỏ ở Hà Nội. Song từ chuyện cây phong nhiều vấn đề được đặt ra tại sao nhiều quyết định không thực nghiệm xã hội trước khi ra quyết định chính thức để rồi thất bại gây ra những hậu quả khôn lường? (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Xuất khẩu: Vui nhưng lo: Vượt qua đại dịch, xuất khẩu (XK) quý I-2021 đã ghi điểm, tăng 21%, khích lệ cho hành trình thực hiện mục tiêu cả năm XK tăng 4-5% so với 2020. Tuy nhiên, khối DN nội XK quý I tăng nhẹ 4,1%, trong khi khối DN FDI tăng 27,5%, khi tỷ trọng của DN nội chỉ còn 23,6%, nhường khối DN FDI chiếm 76,4% trong tổng kim ngạch XK. (Nguyễn Duy Nghĩa)
- SIB có là thước đo hệ thống NH?: Sau khủng hoảng tài chính 2007-2009, các quốc gia cũng đã chuyển trọng tâm điều tiết tài chính sang bảo vệ khu vực tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống. Do đó, thuật ngữ “SIFI”: các tổ chức tài chính có tầm quan trọng trong hệ thống đã được đưa ra. Tại Việt Nam, NHNN cũng đã phê duyệt 17 NH có tầm quan trọng hệ thống (SIB) năm 2021 để giám sát do Thống đốc NHNN ban hành. Liệu SIB có là thước đo cho hệ thống NH? (PGS.TS Trần Hùng Sơn, Trường Đại học Kinh tế - Luật TPHCM)
- Dòng tiền được “kích hoạt”: Hiện tượng nghẽn mạng sàn HoSE đang dần được cải thiện, cộng với số lượng NĐT mở tài khoản tăng đột biến đã giúp cho TTCK đón nhận dòng tiền khổng lồ trong những phiên giao dịch gần đây. Thị trường trong nước đã bước vào sóng tăng điểm, NĐT đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi xu hướng tăng của thị trường và mạnh tay xuống tiền. Thanh khoản đã ở mức bùng nổ khi đạt tới gần 20.000 tỷ đồng khớp lệnh cho thấy dòng tiền đã được “kích hoạt” và NĐT đã chờ đợi thị trường tạo sóng rõ ràng để mua vào mạnh mẽ. (Kim Giang)
- Cẩn trọng “bẫy” báo cáo lợi nhuận: Mùa báo cáo lợi nhuận quý I-2021 đang đi đến thời điểm cao trào, khi hàng loạt doanh nghiệp (DN) niêm yết tiến hành đại hội cổ đông và công bố kết quả kinh doanh ước tính trước khi có báo cáo chính thức. Với đa số nhà đầu tư (NĐT), kết quả kinh doanh là căn cứ để đánh giá cổ phiếu (CP) vì được xem là yếu tố cơ bản quan trọng. Điều này càng đúng với hàng trăm ngàn NĐT mới lần đầu tham gia thị trường chứng khoán (TTCK). Song hãy thận trọng, đó có thể là cái bẫy suy luận. (Nguyên Hà)
- Bùng nổ sân golf?: Kinh doanh sân golf được quản lý bằng quy hoạch, thông qua các Quyết định 1946/QĐ-TTg ngày 26-11-2009 và Quyết định 795/QĐ-TTg ngày 26-5-2014… Tuy nhiên, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 52/2020/NĐ-CP (NĐ 52), việc đầu tư, kinh doanh sân golf trở nên thông thoáng hơn. Bên cạnh những mặt tích cực, nghị định này cũng bộc lộ những điểm khiến giới chuyên môn lo ngại hệ lụy khi hàng loạt sân golf ồ ạt được cấp phép. (Bình Minh)
- Tuyệt đỉnh thế giới game (Nhã Trúc)
- Phòng ngừa biến chứng do vi khuẩn HP (PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Đôi mắt người Sơn Tây còn đọng bao dấu tình?: Nhà thơ Quang Dũng tuổi Tân Dậu 1921, vì vậy năm 2021 là dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông. Cuộc đời 67 năm trên nhân gian, nhà thơ Quang Dũng không chỉ có những thi phẩm nổi tiếng như “Tây Tiến”, “Đôi mắt người Sơn Tây”, “Quán nước”, “Đôi bờ”… còn gửi lại nhiều giai thoại thú vị về những mối tình lãng đãng sương khói sau mỗi trang thơ. (Tuy Hòa)
- Khám phá Kon Chư Răng hùng vĩ: Với thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của suối, thác, rừng xanh, Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (giáp ranh giữa huyện K’bang - Gia Lai và An Lão - Bình Định) đã cuốn hút đến mê mẩn rất nhiều du khách. Chúng tôi đã làm một chuyến hành trình đi qua những bản làng của người Ba Na giữa mùa hoa sim tím làm đắm say du khách chẳng muốn quay về. (Văn Hải-Nguyễn Duy)
-Nguy cơ khủng hoảng tịch thu nhà ở Mỹ: Đại dịch đã làm lộ diện các lỗ hổng hiện có trong mạng lưới an sinh của Mỹ. Trong đó nhà ở sẽ trở nên phức tạp hơn nữa nếu nạn dịch kéo dài làm hàng triệu người mất nhà ngay sau khi mất việc làm. Bởi kể từ năm 2000, hầu hết những người mua nhà đều trả bằng thu nhập thực tế. (Văn Cường)
- Tony Xu - Kỳ lân ngành giao đồ ăn nhanh: Sau 8 năm thành lập, ứng dụng giao đồ ăn nhanh DoorDash tại Mỹ bất ngờ tăng lợi nhuận mạnh trong năm 2020. Số lượng đơn hàng tăng vọt bởi nhu cầu cao của khách hàng trong đại dịch. Đến cuối tháng 12-2020, DoorDash chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán New York và tiếp tục phát triển cho đến thời điểm hiện tại. Thành quả này là sự ghi nhận nỗ lực của một trong những nhà sáng lập DoorDash, CEO Tony Xu. (Thu Giang)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác