Đàm phán TPP: "Chưa có ánh sáng cuối hầm"

Vòng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham dự của 12 nước tham gia đàm phán TPP khép lại cuối tuần qua tại Ottawa, Canada mà không đạt được thỏa thuận nào, thậm chí cả về thời gian tổ chức cuộc họp sắp tới, do những khác biệt cơ bản liên quan đến các vấn đề dễ gây bất đồng như sở hữu trí tuệ, các công ty quốc doanh hay môi trường.

Vòng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham dự của 12 nước tham gia đàm phán TPP khép lại cuối tuần qua tại Ottawa, Canada mà không đạt được thỏa thuận nào, thậm chí cả về thời gian tổ chức cuộc họp sắp tới, do những khác biệt cơ bản liên quan đến các vấn đề dễ gây bất đồng như sở hữu trí tuệ, các công ty quốc doanh hay môi trường.

 

Như vậy, sáu tháng sau khi bỏ lỡ thời hạn ban đầu cho việc đạt được thỏa thuận này vào cuối năm 2013, các nước tham gia đàm phán TPP vẫn chưa thể vạch ra được con đường rõ ràng nào hơn để tiến tới việc đạt được thỏa thuận này.

Giới quan sát cho rằng một số nhà đàm phán có thể bắt đầu đặt câu hỏi rằng liệu các cuộc đàm phán TPP có thể duy trì tiến độ hiện nay, trong bối cảnh Mỹ - nước khởi xướng thỏa thuận thương mại này và là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại trong việc đạt được TPP - có thể sẽ không đưa ra được bất kỳ quyết định làm thay đổi cục diện trong những tháng tới.

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ dự kiến diễn ra tại Mỹ vào tháng 11/2014.

Tại cuộc gặp ở Ottawa lần này, trưởng đoàn đàm phán và các quan chức thương mại của các nước tham gia tiến trình đàm phán TPP cũng không đả động gì đến đề xuất của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng trước rằng ông sẽ đưa ra một bản dự thảo TPP vào tháng Mười Một tới.

Mặc dù hứa hẹn sẽ tiếp tục nhóm họp để giải quyết những vẫn đề còn tồn đọng, nhưng các nước tham gia đàm phán đã không thể đi tới quyết định thời điểm diễn ra cuộc họp sắp tới.

Các cuộc đàm phán TPP được bắt đầu từ năm 2010 với sự tham gia của chín nước và hiện nay con số này đã được nâng lên 12 nước, bao gồm Mỹ, Australia, Brunei , Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Singapore, Peru, Nhật Bản và Việt Nam.

Một khi được ký kết, hiệp định này sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.

Các tin khác