Cụ thể, trong tháng 4-2019, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 4,29%, chủ yếu do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 2-4-2019 và 17-4. Giá vé tàu hỏa cũng tăng 2,76% do nhu cầu đi lại vào dịp nghỉ lễ Giỗ tổ và nghỉ lễ 30-4 và 1-5.
Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,57% (trong đó, lương thực giảm 0,39% chủ yếu do giá gạo xuất khẩu giảm; thực phẩm giảm 0,87% do giá hầu hết các mặt hàng trong nhóm giảm) và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,07%.
Lạm phát lõi tháng 4-2019 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm nay, lạm phát lõi tăng 1,84% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
“Việc tăng giá xăng dầu, giá điện có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng, tuy nhiên diễn biến của dịch tả lợn châu Phi tác động đến tâm lý người tiêu dùng và việc kiên định chính sách tiền tệ linh hoạt giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ góp phần kiềm chế lạm phát”, báo cáo của cơ quan thống kê quốc gia nhận định.
Các tin, bài viết khác
Xếp hạng nền kinh tế tự do: Việt Nam tăng 15 bậc
Tiến độ các dự án, công trình đầu tư công bị chậm lại trong tháng 2
Những chỉ báo khả quan cho 2021
“Khoảng lùi” Quy hoạch điện VIII
Bộ Tài chính giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 95 phát hành thứ hai ngày 8-3-2021
Chờ đợi công cụ đánh giá chủ thể kinh doanh thương mại điện tử
Đối thoại với doanh nghiệp: Mở đường cho đoàn quân tiên phong
Tập trung cải thiện môi trường để thu hút đầu tư
Nhiều dự án khai thác khoáng sản ở Hòa Bình sai phạm