Giá thịt heo tháng 7 tăng 0,81% so với tháng trước
CPI tháng 7 tăng có một nguyên nhân quan trọng là do tác động của dịch tả heo châu Phi bùng phát tại 62 địa phương, với khoảng 3,7 triệu con heo bị tiêu hủy, trong khi nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn tạm ngừng tái đàn hoặc giảm quy mô chăn nuôi. Giá thịt heo tháng 7 vì thế tăng tới 0,81% so với tháng trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,03%.
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng kéo dài gây hạn hán tại một số địa phương, khiến nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng, là nhân tố làm cho chỉ số giá điện tăng 0,76% so với tháng trước. Mức lương cơ sở tăng 100.000 đồng/tháng từ ngày 1-7 cũng làm chỉ số giá nhóm bảo hiểm y tế tăng 6,67% so với tháng trước. Các yếu tố làm CPI giảm là giá gas trong nước giảm (từ ngày 1-7), giá gạo…
Bình quân 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, cho thấy chính sách tiền tệ vẫn được điều hành ổn định. Biến động giá chủ yếu do việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giáo dục.
Các tin, bài viết khác
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 94 phát hành thứ hai ngày 1-3-2021
Việt Nam tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu
WB: Tăng trưởng Việt Nam phụ thuộc tiến độ kiểm soát dịch COVID-19
TPHCM: 90% hồ sơ công việc sẽ xử lý trên môi trường mạng
Vốn FDI đăng ký đạt 5,46 tỷ USD
Tiếp tục xả quỹ để giảm mức tăng giá xăng dầu
Quy hoạch điện cần chính sách đặc thù
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong quản lý dân cư
ĐBSCL: Lo nước ngọt mùa hạn mặn
Đồng loạt tăng, giá xăng RON95-III chính thức vượt 18.000 đồng