Nói điều trên tại buổi họp báo Chính phủ tối 2/4, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho rằng, đề xuất trên có cơ sở từ Nghị quyết của Bộ Chính trị nhằm cơ cấu lại ngân sách Nhà nước theo hướng đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Việc tăng mức thuế với xăng, dầu theo Thứ trưởng cũng căn cứ vào chiến lược thuế và tăng trưởng xanh, hạn chế các sản phẩm gây ô nhiễm.
Trả lời cho câu hỏi đánh giá tác động việc tăng thuế, Thứ trưởng cho biết, Bộ Tài chính đã phân tích và dự kiến nếu việc điều chỉnh có hiệu lực từ 1/7, việc này sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7/2018 (so với tháng 6/2018) là khoảng 0,27-0,29% và sẽ tác động đến CPI bình quân năm 2018 là khoảng 0,11-0,15%.
“Tác động tăng thuế chúng tôi đã tính toán và thực hiện được các mục tiêu, khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, giảm phát thải và thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của Việt Nam,” Thứ trưởng nói.
Trước đó, theo dự thảo công bố hồi tháng Hai, lãnh đạo ngành tài chính đề xuất nâng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 3.000 đồng/lít lên kịch khung hiện tại là 4.000 đồng/lít. Dầu diesel cũng được đề nghị nâng mức thuế từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít. Tương tự, mức thuế với dầu mazut và dầu nhờn cũng được đề nghị nâng từ 900 đồng/lít lên kịch trần là 2.000 đồng/lít.
Tổng hợp thông tin gửi về, đại diện Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đã nhận được 60 ý kiến tham gia và về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết và nội dung của dự thảo nghị quyết (40/60 ý kiến nhất trí hoàn toàn)./.
Việc tăng mức thuế với xăng, dầu theo Thứ trưởng cũng căn cứ vào chiến lược thuế và tăng trưởng xanh, hạn chế các sản phẩm gây ô nhiễm.
Trả lời cho câu hỏi đánh giá tác động việc tăng thuế, Thứ trưởng cho biết, Bộ Tài chính đã phân tích và dự kiến nếu việc điều chỉnh có hiệu lực từ 1/7, việc này sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7/2018 (so với tháng 6/2018) là khoảng 0,27-0,29% và sẽ tác động đến CPI bình quân năm 2018 là khoảng 0,11-0,15%.
“Tác động tăng thuế chúng tôi đã tính toán và thực hiện được các mục tiêu, khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, giảm phát thải và thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của Việt Nam,” Thứ trưởng nói.
Trước đó, theo dự thảo công bố hồi tháng Hai, lãnh đạo ngành tài chính đề xuất nâng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 3.000 đồng/lít lên kịch khung hiện tại là 4.000 đồng/lít. Dầu diesel cũng được đề nghị nâng mức thuế từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít. Tương tự, mức thuế với dầu mazut và dầu nhờn cũng được đề nghị nâng từ 900 đồng/lít lên kịch trần là 2.000 đồng/lít.
Tổng hợp thông tin gửi về, đại diện Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đã nhận được 60 ý kiến tham gia và về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết và nội dung của dự thảo nghị quyết (40/60 ý kiến nhất trí hoàn toàn)./.
Các tin, bài viết khác
Ông Trần Sỹ Thanh giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước
Dòng tiền dịch chuyển vào “rổ” rủi ro
Cơ hội phát triển vật tư nông nghiệp trong nước
Chương trình bình ổn thị trường 2021 - Tết Nhâm Dần 2022: 62 đơn vị chủ lực tham gia
Để đoàn tàu không dừng lại
Nâng tầm gạo miền Tây
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 100 phát hành thứ hai ngày 12-4-2021
Quý I: 57/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán
Phát triển logistics thành dịch vụ mũi nhọn theo hướng nào?
Giữ an toàn, tận dụng thời gian, cơ hội phát triển kinh tế