Bế mạc vòng đàm phán 5 FTA Việt Nam-Liên minh Hải quan

Đây được coi là vòng đàm phán hoàn tất các vấn đề về văn bản và những vấn đề mấu chốt về kỹ thuật của Hiệp định.

Đây được coi là vòng đàm phán hoàn tất các vấn đề về văn bản và những vấn đề mấu chốt về kỹ thuật của Hiệp định.

 

Ngày mai (4-4), tại thành phố Allmaty, Kazakhstan, sẽ diễn ra phiên bế mạc vòng đàm phán thứ Năm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam với Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan.

Lễ bế mạc sẽ diễn ra dưới sự chủ trì của hai trưởng đoàn đàm phán là Bộ trưởng Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng phụ trách thương mại của Ủy ban kinh tế Á - Âu, Andrey A. Slepnev.

Có thể nói, vòng đàm phán thứ năm này khá quan trọng vì đây được coi là vòng đàm phán hoàn tất các vấn đề về văn bản và những vấn đề mấu chốt về kỹ thuật của Hiệp định.

Trong các ngày qua, trong khuôn khổ đàm phán cấp kỹ thuật, 10 nhóm đàm phán đã tiếp tục xem xét các vấn đề về hải quan; thương mại hàng hoá; phòng vệ thương mại; thương mại dịch vụ và đầu tư; mua sắm chính phủ; công nghệ điện tử trong thương mại; quy tắc xuất xứ; các biện pháp vệ sinh, an toàn động thực vât; pháp lý Thể chế và giải quyết tranh chấp...

Trước đó, các bên tham gia đàm phán đã lần lượt gặp nhau cả ở Việt Nam và cả ở 3 nước thuộc Liên minh để bàn về việc thiết lập khu vực thương mại tự do giữa Liên minh Hải quan và Việt Nam.

Trong quá trình đàm phán, các bên đã nỗ lực đàm phán một FTA phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời có sự cân nhắc cho phù hợp với những lĩnh vực nhạy cảm của mỗi nước và sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các bên.

Ngoài việc cắt giảm thuế, hiệp định này còn được kỳ vọng sẽ giúp tạo một số thuận lợi trong lĩnh vực ngân hàng và vận tải giữa Việt Nam và Nga. Ngoài ra, trong đàm phán, phía Việt Nam cũng lưu ý các vấn đề đang vướng mắc liên quan đến thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nga.

Cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan) có tính bổ sung.

Trưởng đoàn đàm phán cấp kỹ thuật phía Việt Nam là ông Đặng Hoàng Hải và phía Uỷ ban Kinh tế Á - Âu là ông Andrey Totrin, đánh giá cao những nỗ lực của các nhóm công tác và hy vọng những khác biệt giữa các bên tiếp tục được thu hẹp và sẽ hoàn tất Hiệp định này trong năm nay để sang năm có thể tiến hành ký kết và có hiệu lực, mang lại lợi ích cho các bên tham gia Hiệp định.

Nói về lợi ích này, ông Totrin, trưởng đoàn đàm phán cấp kỹ thuật Uỷ ban Kinh tế Á - Âu nhấn mạnh: "Một lẽ tự nhiên là các doanh nghiệp của các nước tham gia Hiệp định sẽ có lợi rất nhiều khi họ có thể trực tiếp trao đổi hàng hoá với những công cụ bổ sung mà người bán và người mua rất mong đợi. Đó chính là tác động chính yếu nhất, tác động trực tiếp lên người bán và người mua. Theo tôi, chính tác động chính yếu nhất này lên người bán và người mua mà tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, tạo nên những điều kiện tốt hơn cho phát triển".

Ông Đặng Hoàng Hải, trưởng đoàn đàm phán cấp kỹ thuật của Việt Nam cũng nói về những thách thức có thể có khi chúng ta tham gia Hiệp định này như sau: "Trước đây chúng ta cũng đã làm nghiên cứu và đã đánh giá tác động của Hiệp định này. Cũng vì phần lớn tác động là ưu điểm, và phái bạn cũng đánh giá như vậy nên cả hai bên mới quyết đinhj tiến hành đàm phán Hiệp định này”.

“Thuận lợi rõ ràng nhất là vấn đề hàng hoá. Hàng hoá hai bên sẽ cắt giảm thuế rất lớn, rất nhiều mặt hàng thuộc lợi ochs cốt lõi của hai bên se được giảm ngay về không và còn triển khai nhiều biện pháp thuận lợi hoá thương mại nữa”, ông Hải nói.

“Về thách thức thì bất cứ Hiệp định Thương mại Tự do nào cũng có những khó khăn nhất định, đó là khi đã gỡ hàng rào thuế và cản trở thương mại thì đó dẽ là thách thức với các doanh nghiệp về tính cạnh tranh. Tuy nhiên với Hiệp định Thương mại này thì không có nhiều thách thức lắm, bởi vì hàng hoá hai bên đều bổ trợ cho nhau", ông Hải cho biết thêm.

Theo tính toán của các chuyên gia, việc tạo ra khu vực thương mại tự do cho phép đến năm 2020 tăng vòng quay thương mại giữa ba nước của Liên minh Hải quan và Việt Nam lên gấp nhiều lần hiện nay, thậm chí được kỳ vọng vượt mức 10 tỉ USD trước năm 2020.

Các nước thành viên của Liên minh sẽ có thể mở rộng đáng kể việc hỗ trợ cho Việt Nam trong các kế hoạch phát triển kinh tế của các quốc gia này.

Các tin khác