Tài sản trên lối đi chung

Hỏi: - Nhà tôi và nhà bà Tâm có sân chung để 2 hộ đi ra vào. Nhiều lần bà Tâm lấn sân chung để buôn bán. Tôi đã gửi đơn lên phường yêu cầu giải quyết và phường đã buộc bà Tâm viết giấy cam kết không chiếm dụng sân chung nữa. Phường còn thống nhất cho 2 hộ cùng xây cổng chung, ổ khóa chung, hộ nào ra vào thì bấm khóa lại. Để ngăn nước tràn vào và ngăn gia cầm vào nhà, tôi đã xây thêm một cái gờ bê- tông cao 20cm ngay trước cổng. Tuy nhiên, vừa rồi bà Tâm tự ý đập phá cái gờ trước cổng. Xin hỏi, tôi có thể tố cáo bà Tâm tội phá hoại tài sản được không?

Hỏi: - Nhà tôi và nhà bà Tâm có sân chung để 2 hộ đi ra vào. Nhiều lần bà Tâm lấn sân chung để buôn bán. Tôi đã gửi đơn lên phường yêu cầu giải quyết và phường đã buộc bà Tâm viết giấy cam kết không chiếm dụng sân chung nữa. Phường còn thống nhất cho 2 hộ cùng xây cổng chung, ổ khóa chung, hộ nào ra vào thì bấm khóa lại. Để ngăn nước tràn vào và ngăn gia cầm vào nhà, tôi đã xây thêm một cái gờ bê- tông cao 20cm ngay trước cổng. Tuy nhiên, vừa rồi bà Tâm tự ý đập phá cái gờ trước cổng. Xin hỏi, tôi có thể tố cáo bà Tâm tội phá hoại tài sản được không?

Thị Mỹ Chi (quận Gò Vấp, TPHCM)

Trả lời: - Diện tích sân chung của 2 nhà được UBND phường giải quyết cho cùng sử dụng, xây cổng chung và có nghĩa vụ giữ gìn tài sản đó. Gia đình bà xây thêm gờ trước cổng nhưng bà Tâm không đồng ý là đúng. Tuy vậy, bà Tâm cũng không nên tự ý đập phá mà phải báo lên UBND phường để được giải quyết.

Về hành vi đập phá của bà Tâm có dấu hiệu phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, được quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009). Với tội này, tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên. Nếu giá trị tài sản bị thiệt hại dưới 2 triệu đồng nhưng trước đó người thực hiện hành vi hủy hoại đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, nay lại thực hiện hành vi cùng loại thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các tin khác