(ĐTTCO) - Hoạt động xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã có ở nhiều nơi trên thế giới. Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm trên thế giới.
(ĐTTCO) - Hôm 13-1, với sự tham gia của 10 thành viên đảng Cộng hòa, Hạ viện Mỹ đã thông qua một điều mục luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo đó kêu gọi loại bỏ ông Trump vì “hành vi của ông vào ngày 6-1, sau những nỗ lực trước đó của ông nhằm lật đổ và cản trở việc chứng nhận kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020”.
(ĐTTCO) - Khi Jose Manuel Barroso, cựu chủ tịch Ủy ban châu Âu và Herman Van Rompuy, cựu chủ tịch Hội đồng châu Âu, đến thăm Bắc Kinh vào 11-2013, hy vọng rất cao rằng một hiệp ước đầu tư với Trung Quốc có thể đạt được trong vòng 30 tháng.
(ĐTTCO) - Trong chiến dịch vận động bầu cử 2020, D. Trump đã phát biểu “Thắng là điều rất dễ dàng. Thua không bao giờ dễ dàng, nhất là với tôi”. Bởi vậy ông theo đuổi kiện tụng, không chấp nhận thất cử, không chuyển giao quyền lực êm thấm, vì điều này… quá đắng đối với ông.
(ĐTTCO) - Năm 2020 không chỉ mở ra một đại dịch thế giới đã giết chết hơn 1 triệu người trên toàn cầu và khiến các chuyến du lịch quốc tế bị đình trệ, nó còn thử thách châu Á về mặt địa chính trị, với căng thẳng ở một số khu vực đạt mức cao kỷ lục trong khi ở một số khu vực khác, các hiệp ước thương mại có khả năng thay đổi cuộc chơi đã được chạm khắc.
Hãng nghiên cứu tài chính BrandFinance mới đây đã công bố bảng xếp hạng 500 thương hiệu giá trị nhất trên thế giới. Trong đó, thương hiệu Google từ vị trí thứ hai năm ngoái vượt lên dẫn đầu, với giá trị đạt hơn 44,29 tỷ USD, tăng 8,1 tỷ so với mức xếp hạng của năm 2010.
Thực ra tình trạng thiếu hợp tác và hục hặc ở G20 đã trở thành chuyện thường ngày. 4 thập niên sau Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NNT), các thế lực lớn vẫn không nhất trí làm thế nào để xây dựng và duy trì một cơ chế hiệu quả có thể ngăn chặn việc phổ biết thứ vũ khí nguy hiểm nhất hành tinh. Trong thực tế, chính sách phòng vệ toàn cầu về cơ bản luôn giống như một trò chơi tổng bất biến (zero-sum), khi một nước hoặc một khối các nước tối đa hóa khả năng quốc phòng của họ, đối phương sẽ bị đe dọa về quân sự và ngược lại.
Lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, không có 1 nước hay 1 nhóm nước nào có đủ lực đẩy về chính trị và kinh tế. Việc này sẽ làm tăng xung đột trên trường quốc tế trước những vấn đề quan trọng sống còn như hợp tác kinh tế vĩ mô, cải tổ luật tài chính, chính sách mậu dịch và thay đổi khí hậu. Đó là ý tưởng một bài viết trên Foreign Affairs của TS. Nouriel Roubini và Chủ tịch Urasia Group, Ian Bremmer.
Trong 20 năm tới, việc tìm lại tỷ lệ nợ/GDP cân bằng hơn như năm 2007 là điều không thể đối với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh hoặc Nhật Bản. Giới phân tích còn tin rằng tỷ lệ này trong thập niên tới có thể tăng lên 300% GDP ở Nhật Bản, 200% ở Anh, 150% ở Hoa Kỳ và tới nhiều nước châu Âu.
Năm 2010, thế giới nhiều lần hoảng loạn trước những thông tin bất an về các cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, Ireland... Năm nay, tình hình dự báo không khá hơn, khi nhiều nước châu Âu có thể nối gót Hy Lạp. Còn các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản đều dự báo nợ công tăng đột biến.
Cùng với những thay đổi trong sự vận hành kinh tế thế giới cũng như trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và giới quan sát, các SWF cũng buộc phải thay đổi chiến lược đầu tư để thích ứng.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, hoạt động đầu tư của các SWF bắt đầu bị dòm ngó. Lợi dụng những khó khăn tài chính của các công ty trước khủng hoảng, các SWF gia tăng việc mua lại tài sản nước ngoài, khiến nhiều người lo ngại các chính phủ sẽ dùng SWF như những cánh tay nối dài để thâm nhập nền kinh tế nước ngoài, trong khi một số lại tin rằng SWF chính là các cứu tinh.
(ĐTTCO) - Vào tháng 1-2021, vị trí số 1 trên bảng xếp hạng tỷ phú Trung Quốc đã bất ngờ thay đổi. Tỷ phú công nghệ Jack Ma sau thời gian dài nắm giữ vị trí số 1 tỷ phú Trung Quốc đã bị soán ngôi bởi một nhân vật được báo chí mệnh danh là “con sói cô độc” của Trung Quốc, tỷ phú Chung Thiểm Thiểm, doanh nhân không được nhiều người biết tới.