Thế giới 7 tỷ người (kỳ 1): Giới hạn của trái đất

Dân số thế giới chính thức đạt 7 tỷ người vào ngày 31-10. đây là một thành công vĩ đại vì Nói cho cùng, mục tiêu của bất kỳ loài nào trên trái đất cũng là mở rộng và thống trị. Tuy nhiên, sự mở rộng này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều miệng ăn hơn, cần nhiều không gian và năng lượng hơn, cũng như gia tăng nhu cầu về tài nguyên và môi trường.

Dân số thế giới chính thức đạt 7 tỷ người vào ngày 31-10. đây là một thành công vĩ đại vì Nói cho cùng, mục tiêu của bất kỳ loài nào trên trái đất cũng là mở rộng và thống trị. Tuy nhiên, sự mở rộng này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều miệng ăn hơn, cần nhiều không gian và năng lượng hơn, cũng như gia tăng nhu cầu về tài nguyên và môi trường.

Khi dân số trên trái đất chưa đông đúc như hiện nay, con người đã gặp rất nhiều vấn đề về thiếu hụt tài nguyên như nạn đói, thiếu nước sạch... Với dân số 7 tỷ hôm nay và dự báo 10 tỷ vào cuối thế kỷ này, liệu trái đất có đủ sức chu cấp cùng lúc cho nhu cầu của một số người quá lớn như vậy không?

An ninh lương thực

Ngoài không khí, để tồn tại, con người cần 2 yếu tố cơ bản là lương thực và nước sạch. Cùng với việc dân số tăng từ 6 tỷ lên 7 tỷ người trong 12 năm qua, giá dầu đã tăng từ 10USD lên xấp xỉ 100USD/thùng.

Tương tự, giá ngũ cốc và nhiều loại lương thực cơ bản đã tăng hơn gấp đôi trong 7 năm qua, khiến cuộc chiến chống đói nghèo càng trở nên khó khăn hơn.

Dân số thế giới sẽ đạt ngưỡng 8 tỷ vào năm 2025, 9,3 tỷ năm 2075 và 10 tỷ năm 2083. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới hiện nay với 1,35 tỷ người. Nhưng đến năm 2050 Ấn Độ sẽ là nước đông dân nhất thế giới, khi tăng từ 1,24 tỷ hiện nay lên 1,69 tỷ, trong khi Trung Quốc giảm còn 1,3 tỷ. Dân số tại châu Phi sẽ gấp đôi so với bây giờ, trong đó dân số của Nigeria tăng bằng với dân số ở Hoa Kỳ.

(Số liệu dự báo của LIÊN HIỆP QUỐC)

Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc (FAO) ước tính sản xuất lương thực ở các nước đang phát triển phải tăng gấp đôi trong 39 năm tới mới có thể đáp ứng được nhu cầu của dân số.

Để làm được điều này, nông dân tại các nước trên phải khắc phục được các trở ngại như việc gia tăng giá nhiên liệu và phân bón, nhiệt độ, hạn hán và lũ lụt, đất đai bạc màu và việc đất nông nghiệp bị đô thị hóa… Cho đến nay, gần 1/2 dân số thế giới sống với 2USD/ngày.

Tại Trung Quốc, con số này là 36%, ở Ấn Độ 76%. Hơn 800 triệu người sống trong nhà ổ chuột và cũng ngần ấy người (đa số là phụ nữ) còn mù chữ. Liên hiệp quốc ước tính 850-925 triệu người đang bị thiếu ăn hoặc bị suy dinh dưỡng nặng, hầu hết ở châu Phi và khu vực Nam Á.

Trước đà tăng dân số hiện nay, liệu trái đất có thể chịu đựng được bao lâu? Và một câu hỏi quan trọng là trái đất có thể sản xuất lượng lương thực tối đa đủ nuôi sống bao nhiêu người? Nhà sinh học xã hội Edward O. Wilson của Đại học Harvard trong cuốn sách “Tương lai cuộc sống” (The Future of Life) đã nghiên cứu về vấn đề này.

Theo Wilson ngay cả khi nông nghiệp được tối ưu hóa và tất cả ngũ cốc làm ra đều được dùng để nuôi con người (thay vì nuôi gia súc, gia cầm hay nhiên liệu sinh học...), vẫn có một giới hạn. “Giả sử tất cả mọi người trên hành tinh đều ăn chay (không ăn thịt) và không phải tiêu tốn ngũ cốc cho gia súc, thì 1,4 tỷ ha đất trồng hiện nay có thể sản xuất khoảng 2 tỷ tấn ngũ cốc/năm, chỉ đủ nuôi sống tối đa 10 tỷ người.

Nhưng hiện nay số lượng ngũ cốc này chỉ đủ để nuôi 2,5 tỷ người ăn tạp, bởi chỉ có 46% ngũ cốc làm ra được đem nuôi người, 34% còn lại dùng để nuôi gia súc, gia cầm để lấy thịt và 19% đem sử dụng trong công nghiệp như chế biến nhiên liệu sinh học, chất bột và chất dẻo” - Wilson cảnh báo.

Khan hiếm nước

Thiếu nước sạch đang là một vấn đề nhức nhối. Tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi dân số ngày càng tăng trong khi nước sạch ít do ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Những sa mạc như Sahara đang mở rộng, các nguồn nước ngày càng cạn kiệt. Mực nước Biển Chết đã giảm xuống hơn 10m trong thế kỷ 20.

Hồ Chad - một trong những nơi khởi nguồn của sông Nile - giảm gần 100m nước mỗi năm. Mực nước ngầm tại hàng triệu ha miền bắc Trung Quốc giảm 1m/năm, khiến việc đào giếng ngày càng tốn kém. Liên hiệp quốc ước tính các giếng ở khu vực này phải khoan 1km hoặc sâu hơn mới có nước sạch.

Dân số tăng càng gây căng thẳng về nguồn nước. (Trong ảnh: Lấy nước tại làng Natwarghad, Gujarat, Ấn Độ).

Dân số tăng càng gây căng thẳng về nguồn nước.
(Trong ảnh: Lấy nước tại làng Natwarghad, Gujarat, Ấn Độ).

Những khối băng trên dãy Himalaya, từng được mệnh danh là “tháp nước của châu Á”, đang tan biến với tốc độ báo động. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng nước của các con sông chính như Mê Công, Dương Tử (Trung Quốc), Hằng (Ấn Độ), Indus (Pakistan).

Ngoài ra, ô nhiễm còn là hệ quả đáng sợ nhất của quá trình phát triển công nghiệp, làm tổn hại nghiêm trọng đến nguồn cung nước sạch trên thế giới. Trung Quốc hiện bị coi là nước gây ô nhiễm nguồn nước nhiều nhất; trong đó Dương Tử là một trong những con sông bị ô nhiễm nặng nhất thế giới.

Hơn 40% trong 662 thành phố lớn của Trung Quốc không có hệ thống xử lý rác và chất thải. Ước tính của chính quyền Bắc Kinh cho biết 9/10 thành phố trong nước có hệ thống nước ngầm bị ô nhiễm và khoảng 300 triệu người phải uống nước không an toàn.

Một báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng đến năm 2030 nhu cầu nước toàn cầu sẽ vượt quá mức cung cấp đến 40%. Hiện 2 tỷ người sống ở các nước đang căng thẳng về nước và đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ phải sống trong những nước hoặc khu vực chịu căng thẳng về nước, trừ khi xu hướng hiện tại thay đổi.

Hơn nữa, sẽ có thêm các cuộc xung đột về nước vì nguồn tài nguyên này ngày càng khan hiếm. Goldman Sachs ước tính tiêu thụ nước trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi mỗi 20 năm. Theo nhà sinh học dân số Joel Cohen của Đại học Columbia, những vấn đề môi trường khác ảnh hưởng tới giới hạn chịu đựng của trái đất còn bao gồm vòng nitơ, lượng photpho có sẵn và sự tập trung carbon trong bầu khí quyển.

Nhưng cho đến nay chưa có con số chính xác về ảnh hưởng của các nhân tố này. “Thật sự mà nói, không ai biết được khi nào là giới hạn của dân số mà trái đất chịu được” - Cohen nói.

--------

> Kỳ 2: Sức ép xã hội

Các tin khác