NGA-WTO: Hành trình 18 năm (kỳ 2): Thích nghi WTO

Nga sẽ chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào giữa tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia băn khoăn trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như WTO nói riêng, liệu Nga có thực sự được lợi từ việc này? Nói cách khác, Nga phải thay đổi ra sao để thích với tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này?

Nga sẽ chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào giữa tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia băn khoăn trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như WTO nói riêng, liệu Nga có thực sự được lợi từ việc này? Nói cách khác, Nga phải thay đổi ra sao để thích với tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này?

> Nga-WTO: Hành trình 18 năm (kỳ 1): Vượt ải

Thách thức

Nếu Vladimir Putin trở lại làm tổng thống như kế hoạch vào năm 2012 thì một lần nữa ông sẽ phải đối mặt với thách thức hiện đại hóa nền kinh tế Nga. Đây là vấn đề Putin và Dmitri Medvedev chưa gặt hái được nhiều thành tựu qua 3 nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp.

Trở thành thành viên WTO sẽ giúp Nga một số công cụ để tái cân bằng nền kinh tế vốn phụ thuộc nặng nề vào việc bán tài nguyên dầu khí của quốc gia.

Nga có thể gia tăng thị trường xuất khẩu nhưng đổi lại, cũng phải mở cửa nhập khẩu. Các thỏa thuận cần được thực thi như những phương cách thu hút đầu tư, kích thích thương mại và nâng cao cạnh tranh.

Nga gia nhập WTO sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho tất cả các thành viên, nâng tỷ lệ lên 98% tổng mậu dịch toàn cầu.

Nga gia nhập WTO sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho tất cả các thành viên,
nâng tỷ lệ lên 98% tổng mậu dịch toàn cầu.

Tuy nhiên, Nga sẽ phải đối mặt với những thử thách. Đó là việc nền kinh tế Nga vốn yếu về tính cạnh tranh nên gia nhập WTO đặt ra cho Nga một nhiệm vụ cơ bản là phải thay đổi các chính sách kinh tế - xã hội để phù hợp với các cơ chế của tổ chức này. Việc này không hề đơn giản.

Đầu tiên là các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga đang ngày càng giảm tính cạnh tranh. "Sản lượng dầu mỏ và khí đốt xuất khẩu của Nga hiện chỉ gần bằng phân nửa so với năm 2000” - báo cáo của Ngân hàng Thế giới tiết lộ.

Ngoài ra, sau 20 năm chủ trương đa dạng hóa và hiện đại hóa, kinh tế Nga hiện vẫn phải phụ thuộc vào nghành công nghiệp khai khoáng. Một nửa ngân sách liên bang “trông chờ” vào nguồn thu từ việc xuất khẩu dầu mỏ.

Có nhiều ý kiến lo ngại những động thái trước đó của chính quyền Nga đã cho thấy đảng cầm quyền ít có khuynh hướng tự do kinh tế, thể hiện ở chỗ ép các nhà đầu tư nước ngoài vì lợi ích kinh tế quốc gia, thực hiện chủ nghĩa bảo hộ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 và sẵn sàng dính líu vào những cuộc chiến thương mại với các nước láng giềng.

Nga cũng bị chỉ trích đã nhìn nhận việc gia nhập WTO như một bàn cờ chính trị hơn là một tiến trình kỹ thuật, nên việc giảm thuế bị coi là sự nhượng bộ đối tác hơn là phương tiện thúc đẩy thương mại và cạnh tranh.

Hơn nữa, trong các cuộc đàm phán với Georgia, phía lãnh đạo Nga từng phát biểu rằng Hoa Kỳ và EU có trách nhiệm “làm việc” (gây sức ép) với Georgia để đảm bảo Nga có thể đạt thỏa thuận, điều này bị quy kết là thiếu tôn trọng luật chung của WTO.

Bên cạnh đó, liên minh thuế quan giữa Nga, Kazakhstan và Belarus cũng là một sự trở ngại. Kế hoạch năm 2009 để cả 3 cùng gia nhập WTO như 1 khối chung đã làm chậm tiến độ của Nga. Nhiều biện pháp đã được thực hiện hòng trung hòa giữa những nghĩa vụ liên minh thuế quan với hành trình của Nga tiếp cận WTO.

Thậm chí, những tay vận động hành lang của giới nông-công nghiệp đã phản đối chuyện gia nhập, với lý do các công ty Nga cần nhiều thời gian hơn trước khi đối mặt với cuộc cạnh tranh toàn cầu. Bởi thực tế trong 18 năm qua ngành công nghiệp Nga đã chẳng làm được gì đáng kể để hoạt động hiệu quả hơn. Những thách thức khi gia nhập WTO không dừng ở mức độ kinh tế mà còn tác động đến hình thái chính trị.

Từ thời Putin, người dân Nga đã chấp nhận những ràng buộc chính trị để đổi lấy sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Nhưng trong khuôn khổ WTO, chính quyền Nga khó có thể trợ giúp như trước đây cho các ngành công nghiệp kém hiệu quả nhằm chống chọi với sự cạnh tranh từ bên ngoài.

Điều này sẽ gây khó khăn cho các địa phương vì họ dựa vào nhà máy công nghiệp để tạo công ăn việc làm và xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng.

Cơ hội

Tuy phải đối mặt không ít thách thức ban đầu nhưng việc gia nhập WTO cũng sẽ mang lại cho Nga không ít cơ hội. Trưởng đoàn đàm phán WTO của Nga Maxim Medvedkov cho biết gia nhập WTO rất quan trọng vì Nga là nhà xuất khẩu lớn thứ 7 trên thế giới và 92% giao dịch thương mại của Nga được thực hiện với các thành viên WTO.

“Chúng tôi có những kế hoạch hiện đại hóa nền kinh tế dựa trên đầu tư nước ngoài” - ông Medvedkov. Khi Nga trở thành thành viên WTO, ngành công nghiệp hóa chất và luyện kim Nga sẽ tiếp cận thị trường rộng lớn hơn và cũng được bảo vệ trước những biện pháp chống bán phá giá.

Cùng lúc, môi trường cạnh tranh sẽ buộc những ngành công nghiệp khác của Nga phải tìm cách tái cơ cấu và tăng năng suất, nâng cao sức mạnh bộ máy doanh nghiệp. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra rằng một số hộ gia đình Nga sẽ đối mặt với những khó khăn ban đầu, như phải tái định cư hoặc phải được đào tạo lại, nhưng về lâu dài, mọi hộ gia đình đều được hưởng lợi.

Bên cạnh đó, Nga cần vốn nước ngoài để thực hiện hiện đại hóa và Nga cũng nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng một hình ảnh thu hút đầu tư tích cực hơn. Phân tích của WB nhấn mạnh cái lợi lớn nhất khi có tư cách thành viên WTO sẽ đến từ nguồn đầu tư nước ngoài tăng lên trong ngành dịch vụ trên thị trường Nga.

Mặc dù tư cách thành viên WTO nói riêng sẽ không đủ sức thuyết phục những nhà đầu tư đa nghi nhưng việc mở cửa nền kinh tế Nga tuân theo luật chơi quốc tế ít nhiều cũng có tác động tích cực đối với không khí kinh doanh.

Phó Tổng giám đốc thương mại của Ủy ban châu Âu (EC) Peter Balas nhận định: “Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay đây là một nỗ lực tích cực, quan trọng”. Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy phát biểu việc Nga được kết nạp sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho tất cả các thành viên WTO, cùng với Nga sẽ chiếm tới 98% tổng mậu dịch toàn cầu.

Các tin khác