Khủng hoảng ngân hàng toàn cầu

Kỳ 3: Châu Á không bình yên

Từng được hy vọng như một đầu tàu kéo kinh tế toàn cầu thời hậu khủng hoảng, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước châu Á khác cũng đang gặp những vấn đề cam go đến từ ngành ngân hàng.

Từng được hy vọng như một đầu tàu kéo kinh tế toàn cầu thời hậu khủng hoảng, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước châu Á khác cũng đang gặp những vấn đề cam go đến từ ngành ngân hàng.

> Khủng hoảng NH toàn cầu (kỳ 2): Lan sang Bắc Mỹ

> Khủng hoảng NH toàn cầu (kỳ 1): “Tâm chấn” châu Âu

Trung Quốc: Giới đầu tư quay lưng

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho biết trước làn sóng bán tháo các cổ phiếu ngân hàng trong nước, hôm 10-10, Trung Quốc đã phải móc hầu bao của Quỹ đầu tư quốc gia để can thiệp. Động thái này diễn ra sau khi cổ phiếu Industrial & Commercial Bank of China Ltd. lao dốc tới 22% kể từ cuối tháng 8, trong khi Agricultural Bank of China Ltd. mất 31%.

Chỉ số Hang Seng mất 14% trong cùng kỳ. Vì vậy, Quỹ Central Huijin Investment, chi nhánh trong nước của Quỹ đầu tư quốc gia, bắt đầu mua cổ phiếu của 2 ngân hàng trên và thêm cổ phiếu của Bank of China Ltd., China Construction Bank Corp.

Sự hỗn loạn trên thị trường bắt đầu từ việc giới đầu tư chứng khoán tháo chạy khỏi các ngân hàng lớn của Trung Quốc vì lo ngại sự không minh bạch trong việc báo cáo nợ xấu của các ngân hàng này sau nhiều năm cho vay ồ ạt. Các nhà đầu tư cũng bán tháo cổ phiếu của các công ty internet đang bay cao như Baidu Inc. do những nghi vấn về rủi ro quyền sở hữu.

Họ cũng tháo chạy khỏi các cổ phiếu ngành bất động sản vì sợ những nỗ lực chống lạm phát của chính quyền sẽ khiến các công ty bất động sản và người mua bị mắc kẹt tài chính. Những quan ngại còn lớn hơn đối với NDT, bởi lẽ dù có tăng trong thời gian qua, việc nới lỏng tỷ giá NDT là một điều mà không ai có thể chắc chắn.

Thị giá cổ phiếu của một số ngân hàng Ấn Độ giảm 18-22% từ đầu năm đến nay.

Thị giá cổ phiếu của một số ngân hàng Ấn Độ giảm 18-22% từ đầu năm đến nay.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư nay đang đặt nghi vấn tính khả tín của các con số do Chính phủ đưa ra. Nhìn nhận bi quan ngày càng sâu hơn đến nỗi một số nhà đầu tư không chỉ đặt cược chống lại TTCK, mà cả đối với nợ của Chính phủ. Giá trị khế ước bảo hiểm vỡ nợ (CDS) đối với nợ chính phủ Trung Quốc tính đến cuối tháng 9 tăng gấp đôi so với cách nay 1 năm.

“Người ta không còn tin vào các con số của Chính phủ, họ không tin báo cáo doanh thu của công ty cũng như những nhận định của các quan chức chính phủ” - theo nhà kinh tế Sun Mingchin của Daiwa Securities Ltd.

Sự hoài nghi về các con số của Chính phủ Trung Quốc không phải chuyện mới. Trang WikiLeaks từng công khai một điện tín của Đại sứ quán Hoa Kỳ, trích lời Phó Thủ tướng Trung Quốc lúc đó, ông Li Keqiang nói rằng các số liệu kinh tế của Trung Quốc là “nhân tạo”.

Vào cuối năm 2010, Bắc Kinh tuyên bố nợ của các chính quyền địa phương chỉ là 1.650 tỷ USD, trong khi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Fitch, Credit Suisse và Standard & Poor's lại ước tính con số nợ thực lên đến 2.200 tỷ USD. Chính phủ công bố tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng là 3%, thì Fitch ước đến 15% (cao hơn 5 lần).

Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn vào ra và người nước ngoài chỉ có thể tiếp cận giới hạn đối với chứng khoán và trái phiếu niêm yết trên các thị trường trong nước. Điều đó có nghĩa một cuộc bán tháo ở nước ngoài không đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế trong nước. Dù vậy, sự quay lưng đột ngột của giới đầu tư có thể tác động cho cả kinh tế Trung Quốc và thế giới.

Lĩnh vực tư ở Trung Quốc từ lâu đã dựa vào các thị trường quốc tế để huy động ngân sách. Một sự lao dốc cổ phiếu ngân hàng sẽ khiến họ khó huy động thêm vốn nếu lợi nhuận giảm. Hơn nữa, các công ty Trung Quốc đang thống trị các cuộc IPO ở Hồng Công và có vai trò lớn ở New York.

Cơn khát nguyên liệu thô của Trung Quốc và các hoạt động xây dựng hạ tầng và thành phố mới cũng đóng vai trò quyết định đối với giá cả mọi thứ, từ giá đồng cho đến các loại tiền tệ của các thị trường mới nổi.

Ấn Độ: Nguy cơ nợ xấu

Theo Bloomberg, rủi ro khi giữ nợ của Ấn Độ tính đến ngày 7-10 đạt mức cao nhất 2 năm qua, trong bối cảnh quan ngại về chi phí vay mượn cao đẩy nhanh số các khoản vay xấu, dựa trên giá CDS. Chỉ số Sensex của TTCK Ấn Độ đã giảm tới 21% so với đầu năm.

Theo Crishil - một công ty xếp hạng tín dụng của Ấn Độ có cổ phần đa số thuộc về Standard & Poor's - đã có 43 doanh nghiệp Ấn Độ vỡ nợ trong quý II, tăng hơn 1/3 so với năm tài khóa kết thúc vào tháng 3-2011. Giới đầu tư đã hạ giá cổ phiếu ngành ngân hàng vì lo ngại chất lượng tín dụng, tăng trưởng chậm và lợi nhuận thấp trong một môi trường lãi suất tăng.

Thị giá cổ phiếu của các nhà cho vay lớn ở Ấn Độ như State Bank of India (SBI.NS), ICICI, Bank of India (BOI.NS) và Union Bank of India (UNBK.NS) giảm 18-22% từ đầu năm đến nay.

Mới đây, ngân hàng lớn thứ 2 Ấn Độ, ICICI đã phải siết nợ một công ty viễn thông bằng cách thâu tóm một lượng cổ phần của công ty này. Diễn biến này bị nhìn nhận như một dấu hiện đáng lo cho cả ngành ngân hàng và các doanh nghiệp Ấn Độ.

Các thị trường yếu kém, cuộc khủng hoảng nợ và lãi suất tăng sẽ càng khiến khả năng trả nợ cũng như vay mượn của các công ty khó khăn hơn. Các nhà cho vay thuộc sở hữu nhà nước, chiếm 70% thị phần trong nước, bày tỏ quan ngại về khả năng trả nợ của các nhà vay mượn sau khi nợ xấu gia tăng.

Không chỉ ở Ấn Độ và Trung Quốc, một bài viết của Business Week hôm 4-10 cho biết hoạt động cho vay ở châu Á đã rơi xuống mức thấp nhất 2 quý. Trong quý III, các khoản cho vay nghiệp đoàn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm còn 104,7 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ ngày 31-3.

“Thị trường cho vay nghiệp đoàn chủ yếu được hỗ trợ bởi các ngân hàng châu Á và Đài Loan, nhưng ai cũng đang đối mặt với việc gia tăng chi phí huy động” -  Philip Cracknell, Phó Giám đốc Thị trường vốn của Standard Chartered Plc, nhận xét.

Các tin khác