KT Triều Tiên 3 đời họ Kim (kỳ 3): Thách thức “Người kế vị Vĩ đại”

Trong 17 năm dưới sự lãnh đạo của Kim chính Nhật, khoảng 2 triệu người Triều Tiên (gần 7% dân số) đã chết vì đói - theo Los Angeles Times. Nước này cũng bị cô lập trên vũ đài quốc tế vì những tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân. Đó là những “di sản” mà “Lãnh tụ Kính yêu” Kim chính Nhật để lại cho con trai út, “Người kế vị Vĩ đại” Kim Chính Ân.

Trong 17 năm dưới sự lãnh đạo của Kim chính Nhật, khoảng 2 triệu người Triều Tiên (gần 7% dân số) đã chết vì đói - theo Los Angeles Times. Nước này cũng bị cô lập trên vũ đài quốc tế vì những tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân. Đó là những “di sản” mà “Lãnh tụ Kính yêu” Kim chính Nhật để lại cho con trai út, “Người kế vị Vĩ đại” Kim Chính Ân.

KT Triều Tiên 3 đời họ Kim (kỳ 2): Gượng dậy từ đói kém

> Kinh tế Triều Tiên 3 đời họ Kim (kỳ 1): Từ hơn đến kém

Kinh tế hay chính trị?

Theo sau cái chết của Kim Chính Nhật, đã có không ít người cố gắng “giải mã” những bí ẩn đằng sau Kim Chính Ân, hòng dự báo chính xác hơn về tương lai của Triều Tiên. Trong số đó có 2 nhà nghiên cứu hàng đầu về Triều Tiên là Abraham Kim, Phó Chủ tịch Viện Kinh tế Triều Tiên của Hoa Kỳ và Yang Xiyu, cựu Giám đốc Cơ quan phụ trách các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Kim Chính Ân phải đối mặt với nhiều thách thức khi nhận quyền lãnh đạo từ cha mình.

Kim Chính Ân phải đối mặt với nhiều thách thức khi nhận quyền lãnh đạo từ cha mình.

Ông Kim tin rằng những thách thức sắp tới của Kim Chính Ân chủ yếu về chính trị, trong khi ông Yang lại nói sự thành bại của “Người kế vị Vĩ đại” nằm ở việc làm thế nào để vực dậy nền kinh tế Triều Tiên.

Ông Kim phân tích tình trạng của Triều Tiên nay đang ở “kịch bản xấu”, do sự non nớt của ông Ân đối với chính trị, cũng như chưa được sự ủng hộ mạnh mẽ, đặc biệt là quá trình chuyển giao quyền lực từ “Kim cha” sang “Kim út” chưa hoàn tất.

Ông Ân chỉ mới được công khai đề bạt vào vị trí kế thừa quyền lãnh đạo của cha mình kể từ năm 2009. Và khi đứng đầu một đất nước khó khăn, bị cô lập, nhà lãnh đạo này vẫn chưa qua khỏi tuổi “hăm”. “Giai đoạn chuyển giao quyền lực là giai đoạn dễ biến động nhất đối với bất kỳ chính phủ chuyên quyền nào.

Trong một hệ thống chuyên quyền, bạn có thể thấy cả một thế hệ không hề thay lãnh đạo. Nhưng khi nhà lãnh đạo chết, đó là giai đoạn dễ tổn thương nhất. Đó là khi những người trong bộ máy cầm quyền biết rằng đến lúc có thể thay đổi hoặc nâng cấp vị trí của mình” - ông Kim nói.

Có lẽ vì những khó khăn ở giai đoạn chuyển tiếp này, truyền hình nhà nước Triều Tiên phải kêu gọi nhân dân và quân đội sẵn sàng biến thành “lá chắn sống” để bảo vệ cho “Người kế vị Vĩ đại” trong bất kỳ biến cố nào.

Trong khi đó, Yang Xiyu lại nghĩ khác, ông nói:“Dù việc chuyển giao quyền lực chưa hoàn tất, nhưng nhà lãnh đạo mới từ lâu đã được công khai ở Triều Tiên. Tôi nghĩ thách thức cơ bản đối với Kim Chính Ân nằm ở kinh tế. Nếu anh ta dồn sức cho kinh tế, Triều Tiên có thể xây dựng một nền kinh tế ổn định, không phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực từ bên ngoài”.

Giúp người dân không thiếu đói là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong năm tới, khi Bình Nhưỡng kỷ niệm 100 năm ngày sinh Kim Nhật Thành, ông nội của Kim Chính Ân. Chính quyền Kim Chính Nhật trước đây từng cam đoan với người dân rằng lễ ăn mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh “Lãnh tụ Vĩ đại” cũng là lúc Triều Tiên trở thành một nước “thịnh vượng và hùng cường”.

Hy vọng đổi mới

Trong vài tháng gần đây, Triều Tiên tỏ ra nông nóng một cách bất thường trong việc quay lại bàn đàm phán hạt nhân 6 bên. Theo ông Yang, Bình Nhưỡng đang muốn thiết lập một “môi trường dễ chịu bên ngoài”, để có thể yên tâm tập trung vào các vấn đề bên trong như việc cải thiện kinh tế.

Ngay sau khi Kim Chính Nhật qua đời, một trong những nhà đầu tư hàng đầu thế giới là ông Mark Mobius - người được mệnh danh lãnh đạo của thị trường mới nổi - dự báo nhiều khả năng Triều Tiên dưới thời “Kim con” sẽ tiến hành cải tổ theo mô hình Trung Quốc trước đây. Có tin cho rằng Kim Chính Nhật từng sang Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế.

Theo Cheong Seong Chang, một nhà phân tích của Viện Sejong ở Seoul và là một trong những nhà nghiên cứu Triều Tiên có uy tín nhất ở Hàn Quốc, có nhiều lý do để hy vọng một sự thay đổi. Một trong những lý do đó, theo ông Cheong, là việc Kim Chính Ân từng học ở Thụy Sĩ trong giai đoạn 1998-2000.

“Hẳn anh ấy đã nhìn được thứ gì đó ở thế giới bên ngoài và biết được phương Tây giàu có như thế nào” - Cheong nói. Cheong và một số chuyên gia khác nêu trường hợp của Đặng Tiểu Bình, nhà cải cách nổi tiếng của Trung Quốc, cũng từng 5 năm sống tại Pháp.

Lý do khác, Kim Chính Ân nhiều khả năng sẽ tiếp tục con đường mà cha ông đã lát được vài mét gạch đầu tiên. Một đặc khu kinh tế gần khu phi quân sự là nơi tọa lạc khu công nghiệp Kaesong, nơi có hơn 100 công ty Hàn Quốc. Năm 2010, các công ty ở Kaesong sản xuất hơn 300 triệu USD hàng hóa.

Kim Chính Nhật cũng muốn phát triển 2 đặc khu kinh tế mới: Raeson ở khu vực bờ biển phía Đông Triều Tiên và một khu kinh tế ở đảo Hwanggumpyong, gần biên giới với thành phố Sinuiju. Bắc Kinh, “người bạn lớn” của Bình Nhưỡng, từ lâu cũng mong muốn Triều Tiên thay đổi kinh tế nhiều hơn, sau khi nạn đói trong những năm 1990 đã khiến nhiều người Triều Tiên “đào tẩu” sang Trung Quốc.

Không riêng Bắc Kinh, mà cả Seoul và Moscow có thể đều muốn thúc đẩy Kim Chính Ân vào con đường cải tổ. Đã có nhiều cuộc đàm phán giữa Seoul và Moscow về việc xây dựng một đường ống dẫn khí xuyên Triều Tiên đến Hàn Quốc.

Theo báo chí Hàn Quốc, Seoul hứa sẽ xây một nhà máy năng lượng chạy bằng khí đốt tự nhiên ở Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng đồng ý với kế hoạch. Người Nga còn làm hơn thế, gần đây họ đã đàm phán với Bình Nhưỡng về khả năng xóa món nợ Triều Tiên đã vay Liên Xô trước đây (khoảng 11 tỷ USD) để đổi lại việc mở rộng mậu dịch song phương.

Các tin khác