Kinh doanh hàng quốc cấm (K1): Chảy máu cổ vật

Các mặt hàng quốc cấm luôn cung không đủ cầu. Vì vậy, mua bán-kinh doanh hàng quốc cấm là hoạt động sinh lợi cực cao, đang hấp dẫn ngày càng nhiều con buôn và tổ chức tội phạm khắp thế giới, bất chấp những thiệt hại vĩnh viễn nó mang lại cho nhân loại.

Các mặt hàng quốc cấm luôn cung không đủ cầu. Vì vậy, mua bán-kinh doanh hàng quốc cấm là hoạt động sinh lợi cực cao, đang hấp dẫn ngày càng nhiều con buôn và tổ chức tội phạm khắp thế giới, bất chấp những thiệt hại vĩnh viễn nó mang lại cho nhân loại.

Bất chấp các công ước quốc tế về bảo vệ cổ vật văn hóa, các tay buôn bán cổ vật vẫn sống phây phây và thu lợi bất chính với hàng tỷ USD mỗi năm, thậm chí có người còn cho rằng nghề này hấp dẫn hơn cả mua bán ma túy vì lợi nhuận cao mà lại không phải đối mặt với án tử hình.

Lợi nhuận hấp dẫn

Lãnh đạo văn phòng của UNESCO tại Kabul Jim Williams cho biết các vụ việc đào bới và trộm cắp cổ vật đã tăng đến chóng mặt ở nhiều khu vực của Afghanistan. Bộ Nội vụ Ai Cập cho biết kể từ khi cuộc xung đột chống đối Tổng thống Mubarak bắt đầu, số vụ đào bới bất hợp pháp săn tìm cổ vật đã tăng nhanh lên 5.697 trường hợp, nhiều gấp 100 lần so với năm trước.

Trong thời gian đó, hoạt động buôn bán trái phép cổ vật đã nở rộ như nấm sau mưa với 1.467 trường hợp. Theo hãng tin AP, đây mới chỉ là những trường hợp mà Bộ Nội vụ theo dõi được, thực tế có thể còn cao hơn nhiều.

Tháng 5-2012, cảnh sát Ai Cập đã bắt được 2 người đàn ông đang đào một cái hố sâu tới 10m bên dưới nhà họ, vốn nằm ngay phía sau đền thờ Khnum ở thị trấn miền Nam Esna. Cảnh sát đã tìm thấy những bản chữ tượng hình từ triều đại Ptolemaic và những chiếc lọ đất sét cổ xưa.

Nếu không được phát hiện kịp thời, những cổ vật quý báu đó có lẽ đã bị đánh cắp và bán đi, cả Ai Cập và cộng đồng thế giới sẽ mất thêm một phần chứng tích lịch sử không gì bù đắp được.

Bối cảnh tranh tối tranh sáng ở các nước xảy ra chiến tranh, bất ổn là môi trường thuận lợi cho những tay săn đồ cổ hoạt động. Ước tính từ sau khi liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu tiến vào Iraq, ít nhất 100.000 cổ vật đã bị đánh cắp khỏi quốc gia này.

Những nhà đấu giá lừng danh thế giới như Christie’s, Sotheby’s và Bonhams đều từng tổ chức buôn bán cổ vật của thế giới Hồi giáo. Trong số đó, một xà nhà chạm trổ có niên đại thế kỷ 14 được bán với giá nửa triệu USD, một bình mực Iran thế kỷ 13 mang về hơn 1,6 triệu USD, và hơn 12.000USD cho mỗi viên ngói lấy từ mái vòm của một thánh đường Hồi giáo.

Những cổ vật nói trên đều mang những vết tích cho thấy chúng chỉ mới được tìm thấy, không có lý lịch hợp pháp rõ ràng. Riêng việc bán đấu giá chúng một cách công khai cũng là sự vi phạm các công ước quốc tế về bảo vệ cổ vật văn hóa. Tuy nhiên, giới sưu tập và buôn bán đồ cổ cho rằng họ có công cứu cổ vật khỏi bị tàn phá trong những biến động thời cuộc, không vi phạm gì các luật lệ và công ước quốc tế.

Chẳng hạn, tỷ phú Na Uy Martin Schoyen đã trả 7 triệu USD mua bộ sưu tập 140 bản viết tay kinh Phật thế kỷ thứ 7 xuất xứ tại Afghanistan. Sau vài năm, Schoyen rao bán lại bộ sưu tập đó với giá 60 triệu USD. Đầu tư vào thị trường đồ cổ có thể thu về lợi nhuận gấp 10 hoặc 20 lần, rất hấp dẫn. B

ọn buôn lậu ma túy và vũ khí bắt đầu chèn thêm vài món đồ cổ vào các kiện hàng. Một số tập đoàn ma túy ở Colombia áp dụng phương thức thanh toán mới: đổi ma túy lấy cổ vật với niềm tin rằng cổ vật sẽ sinh lãi gấp bội khi bán được cho nhà sưu tập có nhu cầu.

Tranh chấp

Tháng 7-2012, tờ New York Times đã có bài về sự căng thẳng gia tăng xung quanh chỉ thị mới "làm khó các nhà sưu tập cổ vật trong việc hiến tặng hoặc bán các bảo vật văn hóa". Với những biện pháp của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn nạn buôn bán cổ vật bất hợp pháp, các bảo tàng cũng như các nhà đấu giá ngày càng khó khăn hơn trong việc tiếp nhận các món đồ không có giấy tờ lai lịch trước năm 1970, năm cộng đồng quốc tế áp dụng Công ước 1970 của UNESCO.

Cổ vật Afghanistan.

Cổ vật Afghanistan.

Nhiều nhà sưu tập "la làng" rằng họ bị đối xử bất công và bị mô tả như những kẻ hưởng lợi từ thương mại bất chính. Tuy nhiên, TS. Neil Brodie, cựu Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cổ vật bất hợp pháp, thuộc trường Đại học Cambridge, cho rằng: "Các nhà sưu tập đều biết nếu không có hồ sơ lý lịch thì không thể biết món đồ được thu thập một cách hợp pháp hay bất hợp pháp".

TS. Brodie nay là thành viên cao cấp trong một đội ngũ nghiên cứu mới ở Đại học Glasgow, đã được Hội đồng Nghiên cứu châu Âu tài trợ 1 triệu bảng Anh để nghiên cứu về tình trạng mua bán cổ vật bất hợp pháp.

Phong trào độc lập vì sự hồi hương những cổ vật Hy Lạp bị đánh cắp đã sản xuất một video nhấn mạnh chủ đề "Tôi thuộc về Hy Lạp và tôi muốn về nhà" nhằm kêu gọi trao trả cổ vật. Năm ngoái, một chiếc hộp bằng vàng đời nhà Thanh được nhà đấu giá Woolley & Wallis ở London bán với giá 490.000 bảng Anh.

Dòng chữ khắc trên hộp "Chiến lợi phẩm từ Cung điện Mùa hè, Bắc Kinh, tháng 10-1860, Đội trưởng James Gunter, Kỵ binh Nhà Vua" đã giúp tăng giá trị của nó thêm 50% nhưng cũng đã gây ra cuộc tranh luận mang tầm quốc tế về thói cướp bóc trong chiến tranh, thị trường nghệ thuật Trung Quốc và trách nhiệm của nhà đấu giá.

Mặc dù một số cổ vật của các quốc gia đã được hồi hương thông qua các kênh ngoại giao cấp nhà nước hoặc do cá nhân giàu có bỏ tiền mua lại cho nước mình, nhưng phần nhiều cổ vật vẫn nằm trong các bộ sưu tập công khai hoặc bí mật ở ngoại quốc, lưu lạc tha hương không biết được ngày về.

(Còn tiếp)

Các tin khác