2019 một năm thách thức cho lao động nhập cư châu Á

(ĐTTCO) - Hàng ngàn trường hợp lao động nhập cư ở châu Á đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức. Mặc dù lao động nhập cư đóng một vai trò thiết yếu trong việc phát triển kinh tế khu vực, liệu quyền lợi và nhân quyền của người lao động nhập cư thật sự được bảo vệ? Đây là một số câu chuyện của họ.
Baby Jane Allas, lao động nhập cư người Phillipines, tại Toà án Lao động Hồng Kông. Hình ảnh: AFP
Baby Jane Allas, lao động nhập cư người Phillipines, tại Toà án Lao động Hồng Kông. Hình ảnh: AFP
Khó khăn chồng chất
Baby Jane Allas, một người lao động Philippines, đã bị sa thải vào tháng 2 bởi chủ lao động Hồng Kông sau khi cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung gia đoạn ba. Trước khi bị sa thải, Allas cho biết trong 15 tháng, cô phải ngủ trong những nhà kho cũ kỹ mà không có giường hay nệm. Đồ ăn hằng ngày rất hạn chế và cô không được nghỉ phép. 
Hàng trăm người đã thể hiện sự phẫn nộ và quyên góp hơn 920.000 USD HK (khoảng 118.000USD) để hỗ trợ điều trị cho cô. Allas được bồi thường 30.000USD HK sau khi vụ việc được xét xử tại Toà án lao động nước sở tại. Sau khi trải qua hóa trị và xạ trị, Allas đã được phẫu thuật và hiện không còn ung thư. Cô hiện đang ở Philippines và dự định tìm một công việc mới ở Hồng Kông vào năm tới.
Các chuyên gia lao động và luật sư cho rằng vụ việc của Allas chỉ là bề nổi của tảng băng trôi trong số hàng ngàn trường hợp tương tự chưa được phát hiện. Lao động nhập cư bị ốm đau thường không được nhận nhiều hỗ trợ trong khi cố gắng nộp đơn khiếu nại và đưa vụ việc của họ ra tòa. 
Giảng viên trường đại học Hồng Kông cho biết đây là một vấn đề phổ biến của đất nước này. Việc người lao động bị mất việc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến visa của họ, điều này đồng nghĩa với việc học bị loại ra khỏi hệ thống y tế. Đây có thể là một “bản án tử hình" đối với nhiều người lao động nhập cư tại đây. 
Các trường hợp chèn ép người lao động nhập cư cũng xuất hiện tại một số thành phố châu Á khác trong năm nay. Moe Moe Than - một lao động nhập cư tại Singapore - đã bị bạo hành, cấm sử dụng nhà vệ sinh và bị ép ăn. Những người chủ lao động đã đe doạ rằng người thân của cô tại Myanmar có thể bị giết nếu cô ấy tiết lộ. Vào tháng 3 vừa rồi, những người chủ của cô đã bị kết án lạm dụng lao động, một người bị kết án bốn năm tù, và người kia hai năm tù. Cặp đôi này trước đó đã phải hầu toà vì lạm dụng một người lao động khác từ Indonesia.
Mặc dù một số trường hợp đã được đưa ra toà án và công lý được thực thi, các luật sư cho biết vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến lao động nhập cư chưa được giải quyết triệt để. Sheena Kanwar, giám đốc điều hành của một tổ chức nhân đạo nhập cư tại Singapore, cho biết Moe Moe Than đã phải ở tại các nhà tạm trú khi vụ việc của cô được chính quyền xử lý, khoảng thời gian này bằng thời gian án tù của những người chủ ngược đãi cô. Nhưng sự chờ đợi quá lâu khiến cho ý nghĩa của công lý không còn trở nên công bằng, không có sự công nhận thiệt hại cho người lao động, mất tiền lương và chịu tổn hại tinh thần. 
Khó khăn tại quê hương
Bên cạnh với việc bị lạm dụng, nhiều người lao động nhập cư cũng phải đối mặt với những khó khăn ngay tại quê hương mình. Hàng ngàn phụ nữ châu Á lao động tại nước ngoài mỗi năm để chu cấp cho gia đình. Tuy nhiên, sau đó họ phải đối mặt với sự phản bội từ chồng, một số thậm chí bị tước đoạt con cái và chỉ giữ lại một phần nhỏ thu nhập sau khi họ gửi tiền về nhà. 
Các chuyên gia đã kêu gọi các quốc gia có người lao động nữ làm việc tại nước ngoài hỗ trợ và bảo vệ họ khỏi những đạo luật khắt khe với phụ nữ. Eni Lestari, chủ tịch Liên minh Nhập cư Quốc tế, cho biết phúc lợi của lao động nhập cư cho nữ giới và con cái của họ là một trong những vấn đề lớn nhất mà chính quyền các nước châu Á cần giải quyết. Ông cho biết: “Chính quyền không có những cơ chế phù hợp mà chỉ có một chương trình duy nhất mà người lao động không thể tiếp cận. Các vấn đề chỉ được giải quyết sơ xài và nhiều trẻ em vẫn bị bỏ mặc”. Do các quy tắc truyền thống, thậm chí là luật pháp, người nhập cư nữ tại châu Á vẫn phải chịu phân biệt đối xử, ly hôn vẫn là một điều cấm kị trong nhiều xã hội. 
Bên cạnh đó, quyền mang thai không được điều chỉnh tại một số quốc gia. Ví dụ, tại Singapore, người lao động phải thực hiện các xét nghiệm mang thai sáu tháng một lần. Nếu họ bị phát hiện có thai và quyết định giữ lại đứa bé, họ sẽ phải trở về nước. 
Tầm quan trọng của lao động nhập cư đối với các nền kinh tế trên khắp châu Á phần lớn không được coi trọng. Một nghiên cứu được công bố trong năm 2019 cho thấy lao động nhập cư tại Hồng Kông năm ngoái đã đóng góp khoảng 12,6 tỷ USD cho nền kinh tế thành phố, chiếm 3,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thành phố.
Ở những nơi khác ở châu Á, lao động nước ngoài đã đóng góp 8.2 tỷ USD cho nền kinh tế Singapore (2,4% GDP) và 900 triệu USD cho Malaysia (0,3% GDP). Lucinda Pike, giám đốc điều hành của tổ chức từ thiện Enrich có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết đây là một góc khuất của nền kinh tế nhưng không thể phủ nhận giá trị mà nguồn lao động nhập cư mang lại đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế của các quốc gia. Nhu cầu về công việc trong nước được trả lương dự kiến sẽ tăng lên khi tỷ lệ sinh vẫn còn thấp, dân số già đi nhanh chóng và tình trạng thiếu dịch vụ chăm sóc phải chăng vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia. 
Chỉ riêng Hồng Kông có khoảng 390.000 lao động trong nước - hầu hết là phụ nữ từ Philippines và Indonesia. Nhưng chính quyền địa phương dự đoán thành phố sẽ cần thêm 240.000 lao động trong nước trong ba thập kỷ tới.

Các tin khác