WB: GDP Việt Nam sẽ tăng dần 3 năm tới

(ĐTTCO) - Báo cáo cập nhật Tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 13-4, dự báo trong trung hạn (2017-2019) kinh tế  Việt Nam vẫn thuận lợi, tăng trưởng GDP tính theo giá so sánh các yếu tố ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ sẽ nhích dần lên trong 3 năm tới. WB dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2017 sẽ đạt 6,4%, trong 2 năm tiếp theo sẽ nhích dần lên, đạt mức tăng trưởng 6,5%.

(ĐTTCO) - Báo cáo cập nhật Tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 13-4, dự báo trong trung hạn (2017-2019) kinh tế  Việt Nam vẫn thuận lợi, tăng trưởng GDP tính theo giá so sánh các yếu tố ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ sẽ nhích dần lên trong 3 năm tới. WB dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2017 sẽ đạt 6,4%, trong 2 năm tiếp theo sẽ nhích dần lên, đạt mức tăng trưởng 6,5%.

 

Nhìn từ các yếu tố ngành sản xuất, tăng trưởng khu vực công nghiệp xây dựng của Việt Nam trong những năm tới tiếp tục đạt mức ấn tượng, năm 2017 đạt 8,3%, 2018 đạt 8,5%, và năm 2019 đạt 8,6%. Khu vực tiếp theo là dịch vụ, với mức tăng trưởng được dự báo trong 3 năm này lần lượt được dự báo là 6,5%, 6,3% và 6,2%. Khu vực nông nghiệp theo đánh giá của WB tiếp tục có sự cải thiện nhưng tốc độ tăng trưởng rất thấp, năm 2017 dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 1,7% và trong 2 năm tiếp theo sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 2%.

Lạm phát (chỉ số CPI) của Việt Nam trong 3 năm được dự báo sẽ ở ngưỡng 4%, nợ công trong 3 năm theo dự báo của WB ở mức 63,6% GDP (năm 2017), 64% GDP (năm 2018), và 65,3% (năm 2019).

Tuy nhiên, nếu xét theo giá so sánh trên thị trường như tiêu dùng tư nhân, chi tiêu chính phủ, tổng tích lũy tài sản, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dịch vụ thì tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo chỉ tăng trưởng 6,3% trong năm 2017, và đạt mức tăng trưởng 6,4% trong 2 năm tiếp theo. Đà tăng trưởng tích cực này theo đánh giá của WB chủ yếu do sức cầu trong nước mạnh và các hoạt độn chế tạo, chế biến hướng đến xuất khẩu. Nói cách khác, thì tăng trưởng trong năm nay và hai năm tới sẽ phụ thuộc vào tâm lý tích cực trên thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài.

Áp lực lạm phát nhìn chung sẽ ở mức thấp do giá năng lượng và giá thực phẩm toàn cầu đang giảm mạnh. Về ngân sách, tình hình ngân sách trong những năm tới sẽ được củng cố phần nào, bên cạnh đó quá trình thoái vốn nhà nước tại các DN sẽ tăng nhanh, nợ công sẽ được kiềm chế.

Đánh giá về các rủi ro và thách thức của kinh tế Việt Nam trong trung hạn, WB cho rằng những rủi ro cũ vẫn đang tồn tại, nhìn từ trong nước sự chậm trễ trong triển khai cải cách ngân sách và chuyển đổi cơ cấu có thể làm tăng nguy cơ tổn thương kinh tế vĩ mô và giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng. Trong khi bối cảnh bên ngoài kinh tế thế giới biến động mạnh có thể tác động qua các kênh thương mại và đầu tư khiến triển vọng kinh tế Việt Nam ảm đạm hơn.

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, các chỉ số vĩ mô của Việt Nam vẫn tương đối tốt dù tăng trưởng trong quý I năm nay chậm lại do nông nghiệp tăng trưởng thấp, chậm cải tiến năng suất lao động và chậm giải ngân các dự án đầu tư công.

Các tin khác