TTCK đã chạm đến điểm chuyển biến

Sẽ rất hiếm mới tìm thấy được một thị trường tăng trưởng mà giao dịch ở mức thấp như TTCK Việt Nam trong một thời gian dài như thế. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, TTCK Việt Nam đã chạm điểm chuyển biến với đáy rơi vào mức 380-390.

Sẽ rất hiếm mới tìm thấy được một thị trường tăng trưởng mà giao dịch ở mức thấp như TTCK Việt Nam trong một thời gian dài như thế. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, TTCK Việt Nam đã chạm điểm chuyển biến với đáy rơi vào mức 380-390.

10 lý giải cho việc TTCK sẽ tiến lên!

Trong dịp trò chuyện với những người bạn cũ, những tay chơi chứng khoán và những nhà quản lý thị trường mới đây, câu hỏi được mọi người quan tâm nhất lúc này là "thị trường Việt Nam sẽ đi về đâu?".

Tổng giám đốc một số CTCK hàng đầu hiện mang cái nhìn không tích cực về thị trường. Có người cho rằng, TTCK sẽ còn khó khăn và chỉ có thể quay đầu đi lên vào năm 2014. Từ những ngày đầu tháng 8, khi mà VN-Index còn đang loay hoay ở vùng 391 điểm, giám đốc đầu tư của chúng tôi đã có một nhận định dựa trên những lý luận biện chứng rằng: VN-Index sẵn sàng tăng 100% trong vòng 2 năm tới đây. Sau đó chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của NĐT khi chia sẻ ý tưởng: "TTCK Việt Nam, cơ hội đầu tư 3 trong 1".

Nhiều người tỏ ra nghi ngờ về cái nhìn đầy tích cực của chúng tôi đối với thị trường Việt Nam. Họ cho rằng, những nhà đầu tư nước ngoài như tôi sẽ khó mà hiểu được thị trường Việt Nam!

Sau đây là 10 lý do biện chứng cho quan điểm thị trường sẽ tiến lên trong thời gian tới:

1. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt so với khu vực và thế giới;

2. Định giá cực kỳ hấp dẫn của thị trường (P/E 3-4 lần), với tỷ suất ROA tốt;

3. Sức hút từ kênh đầu tư tiền gửi ngân hàng giảm mạnh với những chính sách kiên quyết của Ngân hàng Nhà nước trong việc giảm lãi suất huy động vốn xuống còn 14%/năm;

4. Điểm chuyển biến của thị trường rơi vào mốc 385 điểm (ngày 11-8-2011);

5. Suy thoái lạm phát, nhưng lại làm giảm giá hàng hoá trên thị trường quốc tế;

6. Biến động lớn từ kênh đầu tư vàng cũng như niềm tin vào thị trường bất động sản chưa được khôi phục, đã góp phần thu hẹp kênh đầu tư với nhà đầu tư Việt Nam.

7. Lãi suất trái phiếu 10 năm của chính phủ Hoa Kỳ đang ở mức thấp hơn 2%/năm;

8. TTCK Việt Nam luôn có sự tương quan rất lớn với thị trường Mỹ;

9. Chương trình "Operation Twist" 400 tỷ USD của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED), là liều thuốc cực kỳ hiệu nghiệm nếu so với gói QE1 và QE2.

10. Khối liên minh châu Âu biểu quyết lần cuối cho việc tăng quy mô EFSF (Chương trình TARP khối liên minh châu Âu).

TTCK Việt Nam đã chạm đến điểm chuyển biến

Tuần này là thời điểm diễn ra cuộc biểu quyết lớn trên toàn khối EU, 17 quốc gia sẽ tự định đoạt gói cứu trợ tài chính cho chính họ. Với chủ đề chính vẫn là EFSF (một dạng của chương trình TARP tại châu Âu) sẽ quyết định việc có nên đặt niềm tin vào những chính sách tài chính cũng như thắt lưng buộc bụng của Hy Lạp hay không.

Cùng với đó, Đức sẽ biểu quyết liệu có nên tăng quy mô của chương trình, với giá trị ước tính đạt 400 tỷ EUR. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, quy mô trên là chưa đủ lớn và đề xuất một con số lên đến gần 2.000 tỷ EUR để phục vụ cho cứu trợ tài chính. Nếu gói cứu trợ được thông qua, lo ngại khủng hoảng toàn cầu sẽ giảm đi, cùng với đó là tâm lý tiêu cực trên thị trường sẽ tan dần.

TTCK Hoa Kỳ phản ứng mạnh mẽ với tin tức về chương trình mới với 3 ngày tăng điểm liên tiếp và chỉ giảm nhẹ (1,6%) ngay sau đó. Vàng, từng được xem là địa điểm trú chân an toàn nhất, nay đã trượt xuống mức hỗ trợ 1.620 USD/ouce, giảm 10% trong tuần trước.  Trong khi đó, bạc đã xoá tan đi mọi nỗ lực tăng điểm trong năm chỉ trong vòng một tuần vừa qua, dẫn đến tỷ suất lãi từ đầu năm đến thời điểm hiện tại trở về con số không (0).

Lãi suất trên trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ thời hạn 10 năm đã trượt xuống dưới 2% sau khi chương trình "Operation Twist" 400 tỷ USD của FED được công bố. Đồng thời, chương trình, một cách đầy hiệu quả, đã làm tăng tính thanh khoản cho trái phiếu ngắn hạn cũng như tăng cường áp lực kiềm nén lãi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm xuống dưới 3%.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những thị trường mới nổi đã và đang thể hiện một mối tương quan mạnh mẽ với những hoạt động trên thị trường Mỹ. Việt Nam cũng không là ngoại lệ trong bối cảnh chung này. Những cuộc tranh luận chính trị nóng bỏng tại Mỹ luôn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Mỹ và dễ dẫn đến khả năng đưa nền kinh tế rơi vào thời kỳ khủng hoảng trở lại.

Chính việc "đại hạ giá" tại thị trường khổng lồ này đã đem đến tâm lý tiêu cực trên tất cả các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Thực tế, tâm lý tiêu cực cũng như bán tháo trên những thị trường mới nổi là không có cơ sở và vì thế, các thị trường này sẽ có sự tự điều chỉnh trong tương lai gần.

Thêm vào đó, những quốc gia láng giềng của Việt Nam chịu những thiệt hại nặng nề với việc sức mạnh đồng nội tệ suy giảm và định giá thị trường chạm mốc của thời khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Việt Nam là thị trường còn lại duy nhất có mức định giá hết sức hấp dẫn. Nếu như TTCK Hồng Kông đang được giao dịch với PE 9-10x và PE các thị trường mới nổi khác như Thái Lan, Indonesia và India lần lượt là 14,5x, 16,3x, và 15x, thì thị trường Việt Nam chỉ giao dịch với PE ở mức rất thấp 3-4x.

Trong suốt quãng đời gần 20 năm "buôn tiền" của mình, tôi chưa hề đưa ra những dự báo về thị trường, nhưng lúc này, tôi muốn chia sẻ với nhà đầu tư một quan điểm, rằng sẽ rất hiếm mới tìm thấy được một thị trường tăng trưởng mà giao dịch ở mức thấp như Việt Nam trong một thời gian dài như thế.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, thị trường Việt Nam đã chạm điểm chuyển biến với đáy rơi vào mức 380-390 và rằng, giao dịch thị trường vàng sẽ không còn cuốn hút nhà đầu tư bởi rủi ro cao đang làm họ trở nên dè dặt hơn với kênh đầu tư này. Bất động sản cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi mà tính thanh khoản của kênh đầu tư này rất thấp và niềm tin của nhà đầu tư vào DN trong ngành đang mất dần.

Thêm vào đó, bộ máy Chính phủ mới tại Việt Nam đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc bình ổn nền kinh tế cũng như cung cấp những định hướng rõ ràng về chính sách lãi suất, lạm phát, và cách tốt nhất để khai thác sức tăng trưởng của Việt Nam là thông qua TTCK.

Đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ với danh mục đầu tư ít hơn 1 tỷ đồng, có lẽ, nên phân bổ danh mục như sau: 15% tiền mặt, 20% bất động sản và 65% còn lại là chứng khoán. Những nhà đầu tư nên bắt đầu giải ngân vốn và đầu tư dần trong vòng năm 5 tháng tiếp theo.

10 lý giải ở trên đi kèm với hoàn cảnh hiện tại của thị trường (lãi suất giảm, vàng biến động mạnh, bất động sản đánh mất niềm tin), vô hình chung đang dẫn lối nhà đầu tư đến với kênh đầu tư hấp dẫn duy nhất hiện nay - TTCK Việt Nam!

Các tin khác