Không quá kỳ vọng giảm lãi suất cho vay

Tín dụng 9 tháng đầu năm đã tăng gần 7%, so với mục tiêu NHNN đưa ra 12-14% cũng còn hơi xa. Để kích cầu tín dụng, ngành NH đã nỗ lực trong việc giảm dần lãi suất và các NHTM từng bước đẩy vốn ra thị trường.

Tín dụng 9 tháng đầu năm đã tăng gần 7%, so với mục tiêu NHNN đưa ra 12-14% cũng còn hơi xa. Để kích cầu tín dụng, ngành NH đã nỗ lực trong việc giảm dần lãi suất và các NHTM từng bước đẩy vốn ra thị trường.

Tuy nhiên, tôi cho rằng không nên kỳ vọng lãi suất xuống nữa so với mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay. Bởi thực tế mặt bằng lãi suất đã trở về mức của những năm 2007-2008 và giảm nhiều so với đỉnh cao của năm 2011. Vấn đề khiến tín dụng khó tăng trưởng lúc này chính là sức cầu của thị trường yếu, tồn kho của doanh nghiệp không giảm nên hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được.

Hàng hóa không tiêu thụ được kéo theo các khoản nợ vay của NH trước đây không thể thanh toán và từ đó nợ xấu gia tăng. Nợ xấu tăng chính là lý do buộc các NH phải thận trọng trước khi quyết định trao vốn cho khách hàng. Cho dù tín dụng tăng chậm, thanh khoản dôi dư, nhưng không phải vì thế các NH có thể ồ ạt đẩy vốn ra thị trường nếu không kiểm soát được chất lượng tín dụng.

Đáng chú ý, kể từ đầu tháng 6 vừa qua, khi các quy định phân loại nợ cũng như trích dự phòng rủi ro của NH phải theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN, nên nợ xấu của các NHTM tăng lên đáng kể. Nợ xấu các NHTM công bố trong 6 tháng đầu năm cũng có dấu hiệu tăng lên, cũng có nghĩa các NH sẽ phải thận trọng hơn khi cấp vốn. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy các NH đã minh bạch hơn trong việc công bố nợ xấu.

Bởi các NH có thực lực để xử lý được nợ xấu mới dám công khai về tỷ lệ nợ xấu hiện có. Đồng thời, các NH cũng đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, kể cả hy sinh phần lợi nhuận, với một con số trích dự phòng rủi ro lên đến 33.000 tỷ đồng tính từ đầu năm đến nay. Qua đó cho thấy các NH luôn đặt an toàn rủi ro tín dụng lên hàng đầu. Ngoài ra, các NH còn đẩy mạnh bán nợ xấu thông qua VAMC.

Như vậy, để kỳ vọng việc xử lý nợ xấu trong thời gian sớm là không thể mà cần có thời gian. Vì thế, muốn kích được cầu tín dụng và khơi thông dòng chảy vốn cần có thêm các giải pháp kích tổng cầu của nền kinh tế, thay vì chỉ có kỳ vọng giảm lãi suất.

Tín dụng khó tăng trưởng cũng có nghĩa hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. Mặt khác, khi nợ xấu tăng, doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng NH để mở rộng sản xuất. Và chính việc tín dụng tăng trưởng thấp hiện nay là yếu tố không tích cực cho thị trường nói chung, doanh nghiệp nói riêng và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cũng như cả các kênh đầu tư như chứng khoán.

Trong khi, nguồn tiền nhàn rỗi vẫn tiếp tục vào NH, nhưng đầu ra của đồng vốn lại hạn chế, còn doanh nghiệp không đẩy mạnh được hoạt động sản xuất, kinh doanh thì bản thân NH cũng khó có thể kỳ vọng được lợi nhuận. Bởi yêu cầu trước hết khi nợ xấu tăng là phải hy sinh lợi nhuận để trích lập dự phòng.

Các tin khác