Khi NĐT được chăm sóc “tận răng”

Có thể thị trường chưa đi lên, vẫn còn lình xình, nhưng chất lượng dịch vụ của CTCK đã được cải thiện rất rõ. 4-5 năm trước, giảm phí giao dịch hay miễn phí giao dịch ngắn hạn còn là những chương trình khuyến mại khá hấp dẫn của một số CTCK, nhưng nay trở nên bình thường. NĐT có thể tự “deal” trực tiếp với CTCK và đưa ra yêu cầu giảm phí.

Những NĐT có thâm niên tham gia TTCK chắc vẫn còn nhớ đến giai đoạn 2006-2007, chỉ cần lệnh báo khớp NĐT cầm chắc có lãi, vậy nên nhân viên môi giới rất có giá, thậm chí có trường hợp còn “quát tháo” cả khách hàng. Hình ảnh NĐT chen chúc tại quầy giao dịch của CTCK giờ cũng chỉ còn hoài niệm và CTCK hiện phải chăm sóc khách hàng “tận răng”.

Có thể thị trường chưa đi lên, vẫn còn lình xình, nhưng chất lượng dịch vụ của CTCK đã được cải thiện rất rõ. 4-5 năm trước, giảm phí giao dịch hay miễn phí giao dịch ngắn hạn còn là những chương trình khuyến mại khá hấp dẫn của một số CTCK, nhưng nay trở nên bình thường. NĐT có thể tự “deal” trực tiếp với CTCK và đưa ra yêu cầu giảm phí.

Trước kia, chuyện lãi/lỗ của NĐT thường không liên quan nhiều đến quyền lợi của nhân viên môi giới, nhưng bây giờ lại khác. Nếu nhân viên môi giới tư vấn kém, NĐT không có lãi, hoặc thua lỗ trong một thời gian, khả năng sẽ bị mất khách khá cao. Vậy nên, nhân viên môi giới sẽ phải tìm mọi cách, tự nghiên cứu các CP, tìm kiếm thông tin với mục tiêu cuối cùng để NĐT thu về được lợi nhuận.

Chỉ có điều hơi “bạc”, trong một số trường hợp, khách hàng có lãi nhiều khi quên luôn công sức của nhân viên tư vấn, còn nhiều khi tự mình đầu tư nhưng thua lỗ thì quay sang trách cứ môi giới này nọ. Nhưng biết sao được, lúc này CTCK cần giữ khách.

Hiện nay, chỉ cần khách hàng có vốn tầm 2 tỷ đồng trở lên, tùy theo chính sách của CTCK, đã được xem là VIP, đặc quyền, đặc lợi rất nhiều. Đầu tiên là phí giao dịch thấp, rồi những chính sách chăm sóc đến tận răng. Thí dụ, khách hàng “lỡ” mua CP không như ý, do đặt nhầm lệnh hoặc cũng có thể do lỗi của CTCK, nhân viên môi giới có thể đứng ra “ôm” luôn lô CP khách không hài lòng.

Rồi đến cả việc quản lý danh mục đầu tư cho khách, nhận diện thời điểm nào “ra”, “vào” thị trường hợp lý nhất, giải quyết các thủ tục về giao dịch ký quỹ (margin) CP sao cho nhanh nhất, tiện nhất. Các CTCK cũng phải thường xuyên nghiên cứu các chính sách hỗ trợ NĐT sao cho linh động nhất. Chẳng hạn trong hoạt động cấp margin, hiện tại có sản phẩm cực kỳ linh động kiểu CP càng tăng, càng cho khách hàng gia tăng số tiền vay để mua tiếp, nhằm tiếp tục gia tăng lợi nhuận.

Đó là nói về mặt bằng chung, còn thường những CTCK chỉ mới suýt soát top 10, hoặc mới đẩy mạnh hoạt động trong khoảng 2-3 năm gần đây sẽ cực kỳ chiều khách. Những CTCK này đang trong giai đoạn quyết liệt cạnh tranh thị phần nên chấp nhận bỏ nhiều chi phí, công sức, miễn sao có thể thu hút được khách về. Chính sự nỗ lực này đã giúp mặt bằng chất lượng dịch vụ trong những năm gần đây của CTCK được cải thiện.

Các tin khác