VCB đuối sóng

Theo hợp đồng vừa ký với tập đoàn tài chính Nhật Bản Mizuho vào cuối tuần trước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) sẽ bán cho Mizuho 15% vốn tính trên số CP đang lưu hành. Khoản đầu tư này tương đương 567,3 triệu USD, bằng 11.800 tỷ đồng, lớn nhất từ trước tới nay trong hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đến thời điểm hiện nay. Theo thỏa thuận, Mizuho sẽ đăng ký mua 347,6 triệu CP phổ thông VCB với giá 34.000 đồng/CP. So với mức giá CP VCB đóng cửa phiên giao dịch ngày 30-9 ở mức 27.400 đồng/CP thì mức giá này chênh lệch khoảng 25%. Thương vụ bán cổ phần nói trên sẽ đem lại 8.342 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần cho VCB và dự kiến hoàn tất vào quý I-2012. Do đó P/E dự phóng năm 2012 của CP VCB  là 11x và P/B là 1,8x. Đây có vẻ là một mức giá khá hợp lý với một NĐT chiến lược lớn với vị thế của VCB trên thị trường và triển vọng tăng trưởng tốt trong trung và dài hạn.

Theo hợp đồng vừa ký với tập đoàn tài chính Nhật Bản Mizuho vào cuối tuần trước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) sẽ bán cho Mizuho 15% vốn tính trên số CP đang lưu hành. Khoản đầu tư này tương đương 567,3 triệu USD, bằng 11.800 tỷ đồng, lớn nhất từ trước tới nay trong hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đến thời điểm hiện nay.

Theo thỏa thuận, Mizuho sẽ đăng ký mua 347,6 triệu CP phổ thông VCB với giá 34.000 đồng/CP. So với mức giá CP VCB đóng cửa phiên giao dịch ngày 30-9 ở mức 27.400 đồng/CP thì mức giá này chênh lệch khoảng 25%. Thương vụ bán cổ phần nói trên sẽ đem lại 8.342 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần cho VCB và dự kiến hoàn tất vào quý I-2012. Do đó P/E dự phóng năm 2012 của CP VCB  là 11x và P/B là 1,8x.

Đây có vẻ là một mức giá khá hợp lý với một NĐT chiến lược lớn với vị thế của VCB trên thị trường và triển vọng tăng trưởng tốt trong trung và dài hạn.

Mizuho không chỉ là đối tác chiến lược đầu tiên mà còn là đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của VCB. Trong giới hạn của mình, Mizuho sẽ hỗ trợ VCB thay đổi trong văn hóa kinh doanh và hoạt động như chất xúc tác cho sự thay đổi tại ngân hàng này.

Thế nhưng, theo giới phân tích, yếu tố quan trọng và cần thiết nhất đối với VCB lúc này là nghiệp vụ xây dựng các hệ thống bán lẻ sẽ không được tập đoàn này hỗ trợ.

Đây là mô hình đã từng thấy tại các ngân hàng trước đây, nơi vai trò của các đối tác chiến lược trên thực tế chỉ để cổ vũ nhiều hơn là lãnh đạo. Chính vì đặc thù này, cho dù số tiền Mizuho chấp nhận để có được CP VCB cao hơn so với mức giá đang giao dịch trên thị trường nhưng mức độ quan tâm của NĐT với sự kiện này không nhiều.

Thực tế, mức chênh lệch này đang trở thành thông lệ trên TTCK Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng. Cũng bởi vì lý do này, sau khi thông tin được công bố, CP VCB chỉ được 1 phiên tăng trần duy nhất trong ngày 28-9. Các phiên giao dịch sau đó, CP này lại rơi vào tình trạng sụt giảm trước sức ép bán ra của các NĐT.

Các tin khác