Vàng – Lối thoát cho eurozone?

Liệu có phải đây chính là thời điểm chính phủ các nước eurozone nên dựa vào số vàng dự trữ để có thể tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng hiện nay?

Liệu có phải đây chính là thời điểm chính phủ các nước eurozone nên dựa vào số vàng dự trữ để có thể tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng hiện nay?

Rõ ràng là eurozone đang phải đối mặt với những áp lực rất lớn. Tuy nhiên, liệu NHTW châu Âu (ECB) và các chính trị gia của eurozone có thể sớm đưa ra cácbiện pháp xoa dịu sự sợ hãi của thị trường và giảm chi phí đi vay hay không vẫn là còn là 1 điều mơ hồ.

Trong khi đó, mới đây, Hội đồng Vàng thế giới (WGC) – cơ quan đại diện cho ngành vàng thế giới – vừa đưa ra 1 ý tưởng mới, rằng đã đến lúc các chính phủ eurozone nên bắt đầu sử dụng vàng theo 1 cách sáng tạo hơn, đặc biệt là ở những nước đang lâm vào tình trạng khó khăn (điển hình như Italia) để có thể cắt giảm lãi suất.

Biện pháp này có liên quan đến 10.000 tấn vàng đang nằm trong các kho dự trữ được quản lý bởi chính phủ các nước eurozone. Theo WGC, tất cả mọi người đều biết rằng 1 số nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng, trong đó có Bồ Đào Nha và Italia, sở hữu 1 phần đáng kể trong kho vàng này.

Không có gì đáng ngạc nhiên, tình hình hiện nay khiến 1 số người cho rằng các chính phủ nên bán một phần số lượng vàng mà họ đang nắm giữ. Vàng đã tăng giá trong những năm qua và nếu như có thời gian nào đó các nước eurozone cần đến 1 vận may bất ngờ để có thể trả lãi cho khối lượng vay nợ khổng lồ và đó chính là lúc này. 

Tuy nhiên, về phần mình, WGC vẫn cho rằng đây sẽ là 1 sai lầm. Ngoài việc 1 lượng vàng lớn được bơm vào thị trường sẽ khiến giá bị ảnh hưởng. Thêm nữa, các vấn đề về nợ của eurozone đang lớn đến mức việc bán vàng sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Số lượng vàng mà các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ireland và Italia đang nắm giữ chỉ tương đương 3,3% tổng lượng nợ mà chính phủ các nước này đang phải gánh.

Do đó, WGC đưa ra 1 ý tưởng khác: các nước eurozone nên thực hiện chứng khoán hóa số vàng đó thông qua phát hành các trái phiếu chính phủ được đảm bảo bởi vàng. Vấn đề mấu chốt ở đây là vàng sẽ được sử dụng để tăng cường sự bảo lãnh dành cho các trái phiếu. Đồng thời, biện pháp này có thể khiến các nhà đầu tư vốn không tin vào bảng cân đối kế toán của các chính phủ an tâm hơn với khoản đầu tư của mình.

Sử dụng một phần nhỏ số vàng dự trữ với vai trò tài sản đảm bảo có thể giảm bớt chi phí đi vay của các nước này. Theo WGC, chiến lược này đã được sử dụng 1 vài lần trong lịch sử. Ví dụ như, trong thời kỳ những năm 1970, Italia và Bồ Đào Nha đã sử dụng lượng vàng dự trữ làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay từ NHTW Đức (Bundesbank), Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) và một số chủ nợ khác. Gần hơn, Ấn Độ cũng đã nhận được khoản vay từ Nhật Bản với tài sản đảm bảo là vàng.

Vậy, liệu ý tưởng này có thể trở thành hiện thực? Dù sao thì đây cũng là 1 ý tưởng đáng để tranh luận. Mặc dù không phải là 1 giải pháp hoàn hảo, trái phiếu được đảm bảo bằng vàng sẽ trở nên hữu ích ở 1 số khía cạnh nào đó.

Tuy nhiên, có rất ít dấu hiệu cho thấy ý tưởng này nhận được sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách. Kể cả khi các nhà lãnh đạo eurozone có ủng hộ đi chăng nữa, vẫn có những chướng ngại vật rất lớn liên quan đến luật pháp, đặc biệt là khi phần lớn số vàng này đều nằm trong tay các NHTW chứ không phải là các kho bạc. 

Dẫu vậy, nhà đầu tư vẫn nên chú ý đến cuộc tranh luận này. Cách đây 1 thập kỷ, sẽ là điên rồ nếu cho rằng có bất kỳ nhà đầu tư hay định chế tài chính nào sẽ sử dụng vàng làm tài sản đảm bảo trong khi các loại chứng khoán điển hình như trái phiếu kho bạc có vị trí thống trị như hiện nay.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, các tập đoàn giao dịch hàng hóa hàng đầu thế giới như LCH.Clearnet, Intercontinental Exchange hay Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME) đã bắt đầu chấp nhận vàng là tài sản đảm bảo cho các giao dịch phái sinh. Đầu mùa hè này, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cũng đã công bố nghiên cứu đề xuất rằng vàng nên trở thành 1 trong 6 loại tài sản được sử dụng làm tài sản đảm bảo trong các giao dịch phái sinh.

Chỉ mình ý tưởng này không thể tạo nên 1 cuộc cách mạng. Hơn nữa, có thể coi ý tưởng này là 1 bước lùi khiến hệ thống tài chính quay trở lại với chế độ bản vị vàng – điều mà những người ưa thích vàng (trong đó có cả một số thành viên Đảng Cộng hòa của Mỹ) mong muốn.

Tuy nhiên, điều nguy hiểm ở đây là sự ưa thích của nhà đầu tư đối với các tài sản an toàn khác, trong đó có trái phiếu chính phủ, đang ngày càng giảm sút. Hơn nữa, có vẻ như xu hướng này sẽ không thể thay đổi trong “một sớm một chiều”.

Các tin khác