TTCK quý IV: Khó chuyển biến tích cực

Mặc dù chỉ số P/E của TTCK Việt Nam đang ở mức thấp và thấp hơn các quốc gia trong khu vực nhưng sẽ không thể hấp dẫn nếu triển vọng lợi nhuận DNNY kém và kinh tế vĩ mô không chuyển biến tích cực.

Mặc dù chỉ số P/E của TTCK Việt Nam đang ở mức thấp và thấp hơn các quốc gia trong khu vực nhưng sẽ không thể hấp dẫn nếu triển vọng lợi nhuận DNNY kém và kinh tế vĩ mô không chuyển biến tích cực.

 

Thị trường chứng khoán đang trải qua những ngày giao dịch ảm đạm. Giá trị giao dịch trên cả 2 sàn xuống thấp. Xu hướng chính của cả 2 chỉ số chứng khoán là giảm điểm. Nhà đầu tư mệt mỏi với cổ phiếu.

Kinh tế vĩ mô bất ổn, thị trường tài chính nhiều rủi ro
Theo Báo cáo vĩ mô quý III vừa công bố của VCBS, thị  trường đã bắt đầu bước vào giai đoạn điều chỉnh tích lũy từ nửa cuối quý II do một số nguyên nhân chính như tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng GDP đều ở mức thấp, sức cầu kinh tế yếu, hàng tồn kho cao.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 1-9 chỉ số hàng tồn kho của ngành công nghiêp chế biến tăng 20,4% so với cùng thời điểm năm trước.

Quý III, không có thêm thông tin hỗ trợ mạnh, xu hướng chính của thị trường chủ yếu là đi ngang và tích lũy đến nửa đầu tháng 8.

Sự kiện đáng chú ý và có ảnh hưởng lớn nhất đến TTCK vừa qua là vụ việc ngày 21-8 liên quan đến ngân hàng ACB, kéo theo đó là những lo ngại về tình trạng không ổn định của các ngân hàng.

Vụ việc này cũng đã tạo một tâm lý hoảng loạn và bất an lan rộng mà biểu hiện là áp lực bán tháo mạnh, khiến thị trường giảm sâu trong một thời gian ngắn. 

Trong tháng 9, mặc dù tâm lý của các nhà đầu tư cũng đã phần nào bình tĩnh trở lại, nhưng với việc liên tục phải đón nhận thêm nhiều thông tin không mấy khả quan Đầu tiên phải kể đến việc giá vàng tăng vọt sau khi FED đưa ra gói QE3, điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hút dòng tiền của thị  trường.

Giá xăng liên tiếp được điều chỉnh tăng, cùng với chi phí y tế và giáo dục tăng rất mạnh gây sức ép lên lạm phát. Hệ quả CPI tháng 9 lên tới 2,2%. Tăng trưởng tín dụng và GDP có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại trong quý III với cả 3 tháng mua ròng. Động thái này là bình thường và hợp lý sau quý  II bán ròng đáng kể  trước đó. Nhìn chung, diễn biến giao dịch của khối ngoại vẫn trong tình trạng co hẹp và hạn chế bởi hai nguyên nhân chính.

Trước hết những quan ngại mới nảy sinh về khả năng phục hồi của tình hình vĩ mô trong nước làm cho tâm lý toàn thị trường nói chung trở nên thận trọng hơn. Thêm vào đó, nền kinh tế thế giới vẫn chưa có nhiều khởi sắc với việc phục hồi và tăng trưởng yếu của nền kinh tế nhiều nước cũng như các khu vực.

Quý IV: Thiếu hẫu thuẫn tốt từ vĩ mô, xu hướng đi ngang là chủ đạo

Tăng trưởng GDP thấp khi hoạt động kinh tế thu hẹp, ước đạt 5,2-5,4% cho năm 2012, lạm phát cao có xu hướng quay trở lại trong những tháng cuối năm (quanh mức 8%), áp lực điều chỉnh tăng một số mặt hàng về giá thị trường (xăng, điện, than, nước).

Một số bê bối liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng cùng nhiều xáo trộn trong đội ngũ lãnh đạo của một số doanh nghiệp lớn và sự kém ổn định của hệ thống ngân hàng vốn đã có nhiều bất cập đang xóa đi nhữnghậu thuẫn  tích cực cho sự hồi phục của TTCK. Điều hoản toàn trái ngược so với những kỳ vọng và diễn biến trong 6 tháng đầu năm. 

Ngoài việc khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng giá thấp, khó huy động vốn thông qua TTCK,  các doanh nghiệp vẫn còn phải đối mặt với  nhiều khó khăn khác như lạm phát và chi phí đầu vào có xu hướng tăng về cuối năm trong khi cầu vẫn khá yếu, hàng tồn kho tiêu thụ chậm.

Vì vậy dòng tiền khó có thể sự đột biến và nhiều khả năng đi ngang sẽ là xu hướng chủ đạo của thị trường trong quý IV-2012.

Một số đánh giá cho rằng P/E của TTCK Việt Nam hiện đang ở mức thấp và thấp hơn nhiều nước trong khu vực nhưng rõ ràng điều đó chưa đủ hấp dẫn nếu như triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như kinh tế vĩ mô không chuyển biến tích cực. Vĩ mô có thể xem như yếu tố rất quan trọng trong định giá hợp lý giá trị của thị trường.

Các tin khác