SMC Liên doanh mới, vị thế mới

Chưa từng lập liên doanh, nhưng khi làm lại bắt tay ngay với một đối tác rất lớn, chấp nhận đàm phán kéo dài và vẫn giữ được sự chủ động. Đó là những bước đi táo bạo nhưng hợp lý của CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) khi thành lập công ty liên doanh SMC-Summit với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản).

Chưa từng lập liên doanh, nhưng khi làm lại bắt tay ngay với một đối tác rất lớn, chấp nhận đàm phán kéo dài và vẫn giữ được sự chủ động. Đó là những bước đi táo bạo nhưng hợp lý của CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) khi thành lập công ty liên doanh SMC-Summit với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản).

Chủ động liên doanh

Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SMC, những lý do quan trọng để SMC và Sumitomo có thể gặp nhau, đồng cảm và tiến đến hợp tác thành lập liên doanh là cả SMC và Sumitomo đều là những thương hiệu dễ nhận biết, có vị thế cao trên thương trường và có thể phát huy hơn nữa tại thị trường thép Việt Nam.

Lễ ra mắt Công ty TNHH SMC-Summit, liên doanh giữa CTCP Đầu tư Thương mại SMC và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản). Ảnh: NGUYÊN TUYỂN

Lễ ra mắt Công ty TNHH SMC-Summit, liên doanh giữa CTCP Đầu tư Thương mại SMC
và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản). Ảnh: NGUYÊN TUYỂN

Liên doanh SMC-Summit sẽ vận dụng tối đa các lợi thế sẵn có của mỗi bên để tạo ra động lực phát triển, bởi rất nhiều dự án và doanh nghiệp từ Nhật Bản đang ưu tiên đầu tư, phát triển tại Việt Nam.

Nhờ vậy, mối quan hệ SMC-Summit với các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. SMC cũng sẽ có điều kiện nghiên cứu học tập và vận dụng các mặt tiến bộ trong quan hệ, quản lý, điều hành và nghiên cứu thị trường của Sumitomo vào hoạt động kinh doanh của mình.

SMC với tiền thân là Xí Nghiệp SXKD VLXD Số 1 trực thuộc Công ty Xây lắp Thương mại 2, Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương). Sau khi cổ phần hóa, SMC đã phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh phân phối thép và gia công các sản phẩm sau thép tại Việt Nam. Việc thành lập liên doanh trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng, đòi hỏi các bên góp vốn và SMC - Summit phải nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy những lợi thế sẵn có của mình. Tôi tin tưởng rằng trong tương lai SMC-Summit sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, xây dựng được thương hiệu uy tín, chất lượng, để trở thành một trong những liên doanh hiệu quả của ngành thép Việt Nam.

Ông NGUYỄN NAM HẢI,
Thứ trưởng Bộ Công Thương

Có thể thấy, trong những lý do vừa nêu, người đứng đầu SMC không nhắc đến vấn đề tài chính. Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Anh cho biết: “Cơ hội để tìm kiếm những nguồn tài chính giá rẻ từ Nhật Bản là khá sáng sủa và sẽ còn nhiều hơn nữa khi SMC bắt tay với người Nhật.

Nhưng từ khi SMC lên sàn HOSE vào tháng 10-2006 đến nay, chúng tôi chưa bao giờ rơi vào cảnh thiếu vốn, phải “chạy vạy” để huy động mà ngược lại luôn chủ động được cơ cấu nguồn vốn hợp lý và bền vững. Sumitomo là phía chủ động gặp gỡ SMC và chúng tôi liên doanh với họ mục đích chính không phải để tìm vốn, mà để nâng cao những yếu tố mang tính chất chuyên môn.

Tổng vốn đầu tư 4 triệu USD (SMC và Sumitomo mỗi bên góp 2 triệu USD) cho SMC-Summit chỉ là con số ban đầu và theo dự kiến của tôi, phía đối tác có thể tăng lên đến 10 triệu USD trong vòng 5 năm tới.

Chúng tôi đều có những dự phóng tài chính chi tiết và cụ thể. Đó cũng chính là lý do tạo nên sức mạnh tài chính cho SMC”.

Những cuộc gặp đầu tiên giữa SMC và Sumitomo diễn ra vào khoảng giữa năm 2010 và quá trình đàm phán đã diễn ra trong vòng 15 tháng. “Căng thẳng, thậm chí gay gắt là điều tất yếu trong đàm phán, nhưng trong quá trình này SMC cũng rút tỉa ra được nhiều điều, học được những cái hay, cái mới cũng như nhìn ra được những điểm chưa được của mình.

Quan trọng nhất vẫn là cả SMC và Sumitomo đều xác định liên doanh phải được hình thành trên tinh thần hợp tác, vì lợi ích của nhau nên các khúc mắc dần dần được tháo gỡ” - ông Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ.

Nâng chất và mở rộng thị phần

Đầu tư tư nhân của Nhật Bản tại Việt Nam đứng ở vị trí số 1 về vốn giải ngân; vốn viện trợ phát  triển ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đứng đầu các nhà tài trợ quốc tế. Hội viên của Hiệp hội các Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tiếp tục tăng, chứng  tỏ mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa 2 nước tiếp tục phát triển. Tôi thực sự vui mừng thấy rằng công ty liên doanh được thành lập lần này với mục đích sản xuất và phân phối vật  liệu về  thép cung cấp cho nhu cầu xây dựng đang rất phát triển trong những năm gần đây tại thị trường Việt  Nam. Đồng thời, tôi tin tưởng rằng quý công ty sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và trở thành một kiểu mẫu thực hành kinh doanh tốt của Nhật Bản tại Việt Nam. 

Ông HIROYUKI  INUI,
Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM

Trong hệ thống kinh doanh đồng đều của SMC, 2 nhà máy cơ khí thép (coil center) được xem là điểm nhấn quan trọng minh chứng cho hiệu quả của công ty. Sumitomo  cũng đã xây dựng coil center SGC đầu tiên của mình tại Việt Nam - nên hiểu rõ điều này hơn hết.

Nhờ hệ thống coil center, SMC đã linh hoạt trong việc thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng gia tăng chất lượng, tạo ra những sản phẩm vừa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng cũng có tỷ suất lợi nhuận biên gộp cao.

Không đơn thuần kinh doanh thép xây dựng như 5-6 năm trước, giờ đây SMC trở thành một đơn vị gia công hàng đầu với các sản phẩm thép tấm cán nóng, thép lá cán nguội, lá mạ theo những tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng. Quý III tới đây, thêm 1 coil center nữa sẽ được SMC đưa vào hoạt động tại Hà Nội, tiếp tục chiến lược xây dựng hệ thống từ 5-7 coil center của SMC trong 5 năm tới đây, hướng đến phục vụ hiệu quả cho ngành công nghiệp phụ trợ.

SMC-Summit với các sản phẩm chính như thép cúp lơ (coupler), thép dập, uốn theo khuôn hình sẽ chỉ phát triển mạnh trong 2-3 năm tới, vì đây là những sản phẩm chất lượng cao trong khi đặc thù về kỹ thuật xây dựng cũng như yêu cầu của các nhà thầu trong nước vẫn cần thêm thời gian để được nâng lên. Điểm đáng chú ý là SMC-Summit sẽ mở rộng thị phần ra các nền kinh tế châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc…

Đây cũng là chiến lược ông Nguyễn Ngọc Anh đã nêu ra tại ĐHCĐ 2012 của công ty mới đây, khi xác định rõ thị phần của SMC không chỉ có trong nước mà còn mở rộng ra nước ngoài. Như vậy, sau khi SMC-Summit ra đời, cơ cấu của SMC sẽ lại một lần nữa được đa dạng hóa theo hướng linh hoạt, nâng cao chất lượng với các dòng sản phẩm thép xây dựng truyền thống (thép cuộn, tròn trơn, gân…), thép xây dựng chất lượng cao (do SMC-Summit gia công, chế biến và phân phối) và các sản phẩm cơ khí thép (cán nóng, cán nguội, lưới thép hàn…).

“Ngay từ những cuộc gặp đầu tiên, chúng tôi đã cảm thấy may mắn khi tìm được một đối tác xuất sắc như SMC với khả năng lãnh đạo tuyệt vời của ông Nguyễn Ngọc Anh. Theo tôi, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển trong thời gian tới đây và nhu cầu đối với thép xây dựng vẫn rất triển vọng và SMC-Summit sẽ chú trọng mảng này với các hoạt động bao gồm gia công, phân phối và tiến đến xuất khẩu.

Hiểu biết sâu sắc về thị trường của SMC cũng như sức mạnh của Sumitomo, một tập đoàn đa ngành nghề hàng đầu tại Nhật Bản, có tuổi đời gần 100 năm sẽ là chìa khóa để SMC-Summit phát triển mạnh mẽ”. Ông Kazuhisa Togashi, Giám đốc điều hành cao cấp, người đứng đầu bộ phận kinh doanh sắt thép của Sumitomo khẳng định.

Các tin khác