Họ dầu khí thấp thỏm thoái vốn

Theo đề án tái cấu trúc đã hoàn thiện và lấy ý kiến các bộ ngành, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính: thăm dò khai thác dầu khí, lọc - hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Trong 5 ngành này, thăm dò khai thác dầu khí là cốt lõi. Tất cả các lĩnh vực khác không thuộc 5 lĩnh vực trên sẽ được PVN xây dựng lộ trình thoái vốn đến năm 2015, dự kiến khoảng 5.000 tỷ đồng.

Theo đề án tái cấu trúc đã hoàn thiện và lấy ý kiến các bộ ngành, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính: thăm dò khai thác dầu khí, lọc - hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Trong 5 ngành này, thăm dò khai thác dầu khí là cốt lõi. Tất cả các lĩnh vực khác không thuộc 5 lĩnh vực trên sẽ được PVN xây dựng lộ trình thoái vốn đến năm 2015, dự kiến khoảng 5.000 tỷ đồng.

Bắt đầu phân hóa

Theo báo cáo mới nhất từ CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), kết quả kinh doanh quý II-2012 của doanh nghiệp (DN) thuộc họ dầu khí có sự phân hóa rõ rệt. Bên cạnh một số DN có kết quả vượt trội so với cùng kỳ 2011 và hoàn thành vượt mức kế hoạch quý trong 2012, nhiều DN có kết quả yếu kém, giảm sút hẳn.

Trong phạm vi 9 DN lớn họ dầu khí tiêu biểu đang được niêm yết trên TTCK, VCBS chia làm 3 nhóm chính. Nhóm 1 là các DN có kết quả kinh doanh tốt, vượt trội: TCTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), TCTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVS), TCTCP Khí Việt Nam (GAS) và CTCP Phân phối khí thấp áp dầu khí (PGD).

Nhóm 2 gồm DN có kết quả kinh doanh không khả quan: CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam (PGS) và TCTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (PVC).

Nhóm cuối cùng là DN có kết quả kinh doanh kém, sụt giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái: CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG), TCTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) và TCTCP Dịch vụ tổng hợp dầu khí (PET).

Trong cả 3 nhóm trên, nhóm 1 và 2 là những DN hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như dịch vụ và thiết bị dầu khí, phân phối dầu khí. Tuy nhiên, chỉ có DN trong nhóm 1 ngoài lợi thế về đặc thù ngành còn có yếu tố cơ bản tốt, tăng trưởng đều đặn, có lượng tiền mặt dồi dào, chiến lược kinh doanh và quản trị nguồn vốn - tài sản hợp lý. Ngược lại, nhóm 3 có nhiều DN hoạt động ngoài ngành dầu khí và nằm trong kế hoạch thoái vốn của PVN.

Đây là những DN gặp bất lợi với kết quả kinh doanh không tốt trong thời gian gần đây, đang khiến cổ đông và NĐT luôn ở trong tình trạng lo lắng về tương lai của DN. Điển hình là PET và PVX có kết quả sút kém chủ yếu do chi phí giá vốn cao, tỷ suất lợi nhuận gộp giảm và việc quản trị các loại chi phí khác chưa thực sự hiệu quả. Riêng đối với trường hợp PVX, kết quả thua lỗ rất nhiều còn do chịu ảnh hưởng lớn của thị trường bất động sản và ngành xây lắp ảm đạm.

Nỗi lo cho PVX và PET

BCTC quý II-2012 của PVX cho thấy lũy kế 6 tháng đầu năm chỉ đạt doanh thu 2.400 tỷ đồng (giảm 48%), lỗ 536,6 tỷ đồng (giảm 4,3 lần so với cùng kỳ 2011). Kết quả này bắt nguồn từ những yếu kém đang dần được lộ ra trong hoạt động của DN. Theo thống kê, tổng giá trị đầu tư các dự án lớn của PVX trong năm 2012 lên đến 15.500 tỷ đồng.

Đây đều là những dự án lớn, thời gian xây dựng dài, vốn đầu tư cao, nhưng tại thời điểm ngày 30-6 PVX chỉ có tiền và tương đương tiền 1.503 tỷ đồng.

Nhiều NĐT giờ đây đã "soi" kỹ hơn CP họ dầu khí. Ảnh: LÃ ANH

Nhiều NĐT giờ đây đã "soi" kỹ hơn CP họ dầu khí. Ảnh: LÃ ANH

Con số này quá nhỏ so với tổng giá trị đầu tư cần có, nên hiện tại PVX rất thiếu vốn để đầu tư và thi công. Thực tế khó khăn này cộng với một bộ máy quá cồng kềnh và tốn kém, nên việc PVX hoạt động không hiệu quả là đương nhiên. Tính đến cuối tháng 6, PVX có 13 công ty con và 10 công ty liên doanh và liên kết, 15 công ty góp vốn.

Trong số này, chỉ một số DN hoạt động trong lĩnh vực xây lắp còn phần lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

PET đang hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: thương mại, dịch vụ dầu khí, dịch vụ quản lý và khai thác bất động sản. Năm 2011, mảng thương mại chiếm 90% tỷ trọng doanh thu. Theo kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng đầu năm 2012 của PET, DN này đạt 5.206 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 11%), nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm đến 38% (tương đương 105 tỷ đồng).

Nguyên nhân do chi phí giá vốn thường xuyên chiếm trên 90% tỷ trọng tổng doanh doanh thu tăng nhiều hơn mức tăng doanh thu, đã khiến PET và các nhà sản xuất phải áp dụng những chính sách khuyến khích tiêu dùng, dẫn đến các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn tăng mạnh. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và quản lý DN cũng tăng lần lượt 19 và 12% do Smartcom (công ty con mới thành lập của PET từ cuối quý II-2011) đi vào hoạt động. Đầu tháng 7, Nokia đã có thông báo tạm dừng hợp tác với PET và và tập trung vào 2 nhà phân phối còn lại là FPT và Lucky.

PET bắt đầu phân phối điện thoại Nokia từ năm 2007. Năm 2011, PET thông qua công ty con là PSD đã phân phối ra thị trường 5,91 triệu chiếc điện thoại Nokia (chiếm 50% thị phần tại Việt Nam), đạt doanh thu 5.261 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 134 tỷ đồng. Tuy nhiên, thay vì chiếm lĩnh thị trường di động như trước kia, các sản phẩm Nokia đang đi xuống ở nhóm smartphone và chỉ có điện thoại giá rẻ bán chạy, khiến tỷ suất lợi nhuận ngày càng giảm.

Các tin khác