Doanh nghiệp BĐS trụ vững trước giai đoạn khó khăn

(ĐTTCO) - Hiện nay, thị trường bất động sản (BĐS) ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS cũng được đánh giá cao hơn. 
Những thay đổi tích cực về diện mạo đô thị, về khả năng đáp ứng nguồn cung nhà ở cho người dân; sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng du lịch, dịch vụ thương mại, văn phòng; hạ tầng khu công nghiệp… đều có sự đóng góp lớn của cộng đồng các doanh nghiệp này. 
Doanh nghiệp BĐS trụ vững trước giai đoạn khó khăn ảnh 1
Thách thức bủa vây doanh nghiệp BĐS
Trong năm 2019, thị trường BĐS có dấu hiệu chững lại, tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp BĐS gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân một phần do thủ tục hành chính và chủ trương kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép dự án mới, thời gian hoàn thành hồ sơ dự án kéo dài quá lâu.Trong khi đó, lãi suất vay vốn ngân hàng cũng bị ràng buộc, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn.
Việc sụt giảm nguồn cung ở nhiều phân khúc của thị trường BĐS đã tác động lớn đến nguồn thu ngân sách và tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp, nặng nề nhất là các doanh nghiệp BĐS còn yếu, thiếu và hạn chế về tiềm lực tài chính. Thậm chí, điều này đẩy nhiều doanh nghiệp vào thế rủi ro, thậm chí có doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản do không có sản phẩm cung ứng ra thị trường, môi giới lao đao nhảy việc.
Doanh nghiệp BĐS trụ vững trước giai đoạn khó khăn ảnh 2
Đại diện một công ty BĐS tại quận Tân Bình, TPHCM phản ánh: “Thủ tục hành chính liên quan đến việc giao đất, xây dựng quy hoạch… thực hiện mất từ 2-3 năm nên nhiều dự án khó khăn trong khâu tiếp cận vấn đề đất đai và triển khai chậm tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư, giảm năng lực cạnh tranh của công ty.
Điều này đang kéo dài, tạo gánh nặng và làm cạn vốn doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự khan hiếm sản phẩm BĐS khiến giá nhà đất leo thang, khách hàng có nhu cầu ở thực cũng khó tiếp cận dự án hơn”.
Giải pháp nào cho các doanh nghiệp?

Trước tình hình khó khăn chung, một số doanh nghiệp đã linh hoạt thích ứng với sự biến động của thị trường. Chẳng hạn, ngay từ đầu CTCP Yeshouse đã xác định chiến lược dài hạn từ chuẩn bị quỹ đất, chú trọng chất lượng dự án để tăng tính cạnh tranh hơn, đa dạng cơ cấu nguồn vốn. Chính điều này đã giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị cho sản phẩm, phục vụ được nhu cầu ở của khách hàng để trụ vững trên thị trường tại những thời điểm khó khăn. 

Theo đại diện Yeshouse – ông Nguyễn Hoàng Tuấn, các doanh nghiệp BĐS có thể chủ động xoay sở nguồn vốn, tìm kiếm nguồn vốn thay thế tín dụng như phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, hợp tác M&A, thu hút FDI. Đặc biệt, vốn FDI đang là một trong những điểm sáng nhất và dự kiến năm 2020 vốn FDI còn đổ về nhiều hơn. 

Thứ hai, Yeshouse đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng các dự án ra vùng lân cận như: Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận… để chuẩn bị quỹ đất dài hạn, cải thiện việc thiếu hụt sản phẩm. Trải qua thời gian thăm dò và đánh giá thị trường BĐS ở các khu vực này, công ty nhận được những phản hồi rất khả quan, những sản phẩm đất nền thu hút một lượng lớn khách hàng từ các tỉnh, thành tham gia giao dịch.
Và để tăng cường khả năng giao dịch BĐS trong năm 2019, các chủ đầu tư cũng cần chú trọng hơn tới công tác quản lý BĐS bằng việc ứng dụng phần mềm quản lý BĐS, để doanh nghiệp cũng như khách hàng dễ dàng nắm bắt được tiến độ cũng như tình hình của từng dự án rõ ràng, từ đó có chiến lược phát triển và huy động vốn kịp thời. 
Doanh nghiệp BĐS trụ vững trước giai đoạn khó khăn ảnh 3
Hiện tại, Yeshouse cũng đang dần hoàn thiện ứng dụng phần mềm có thể quản lý tổng thể kinh doanh khép kín, bao gồm tổng thể dự án BĐS cho tới chính sách bán hàng và tính giá khoa học, hỗ trợ quản lý bảng hàng chi tiết cụ thể kèm theo tính năng chăm sóc khách hàng đầy đủ, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, từ đó gia tăng khả năng giao dịch với khách hàng.
Bên cạnh những yếu tố về vốn và sản phẩm, doanh nghiệp này còn đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Theo đó, doanh nghiệp này định danh, định chuẩn rõ ràng các công việc của từng chức vụ; xây dựng bộ tiêu chí công việc riêng biệt; thành lập ban đào tạo nội bộ để hướng dẫn, hỗ trợ nhân sự mới cũng như kiểm tra nâng cao trình độ nhân sự cũ để nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chủ đạo.

Các tin khác