Chịu tác động dịch bệnh và kinh tế thế giới suy giảm có được kết quả này là một nỗ lực đáng ghi nhận của ngành dệt may, khi mà tổng cầu dệt may thế giới giảm 25%.
Năm nay, mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 nhưng các doanh nghiệp dệt may đã nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh, kịp thời chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động. Bước sang năm 2021, với khả năng kịch bản dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn ngành dệt may sẽ bớt được khó khăn.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2021, khả năng ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu khoảng 37-38 tỷ USD, sẽ tăng so với 2020. Nhưng dự báo khả quan này đi kèm với điều kiện là quý 1 năm 2021, toàn thế giới kiểm soát được đại dịch Covid-19. Người dân thế giới có công ăn việc làm thì sức mua sẽ tăng.
Bên cạnh đó, vấn đề là các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký như Hiệp định EVFTA, đặc biệt Hiệp định thương mại RCEP sẽ tạo ra động lực để thu hút được phần cung thiếu hụt của ngành dệt may Việt Nam.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
Vietjet khuyến mại 1 triệu vé 0 đồng dịp Tết
MSB hợp tác Tiki phát triển dịch vụ tài chính
Vingroup ra mắt dịch vụ đám mây xác thực mạnh đầu tiên
55% doanh nghiệp FDI báo lỗ: Cần điều tra làm rõ hành vi chuyển giá, trốn thuế
Xây dựng doanh nghiệp xuất khẩu mạnh
Tuyển dụng ngành công nghệ thông tin hồi phục nhanh sau COVID-19
Vietjet mang Tết đến với bà con dân tộc
Chuẩn bị các điều kiện cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18%
VinFast ra mắt 3 dòng ô tô điện tự lái