Trong đó, Vinalines sẽ giảm sở hữu một phần tại 4 doanh nghiệp là Công ty CP Vận tải biển Vosco (từ 51% xuống 49%); Công ty CP Vận tải biển Vinaship (từ 51% xuống 36%); Công ty CP Cảng Cái Lân Vinalines (từ 56,58% xuống 51%); Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao (từ 56% xuống 51%).
Cùng đó, Vinalines sẽ thoái vốn toàn bộ tại các doanh nghiệp khác, là những doanh nghiệp vận tải biển, trong đó, có doanh nghiệp Vinalines đang giữ tới hơn 98% cổ phần như Công ty CP Vinalines Nha Trang. Riêng công ty mẹ - Vinalines cũng dự kiến thoái vốn tại 2 doanh nghiệp.
Với kế hoạch thoái vốn này cộng với việc thanh lý tàu và ảnh hưởng giảm thị phần dịch vụ tạm nhập tái xuất của khách hàng, năm 2020, dự kiến doanh thu hợp nhất của Vinalines đạt khoảng 10.315 tỷ đồng, giảm 14,5% so với năm 2019.
Như vậy, trong quá trình tái cơ cấu, số lượng doanh nghiệp của Vinalines đã giảm từ 73 doanh nghiệp xuống còn 35 doanh nghiệp. Việc thoái vốn tại doanh nghiệp thành viên kinh doanh kém hiệu quả đã góp phần đưa tổng số nợ phải trả của toàn Vinalines giảm mạnh từ hơn 67.500 tỷ đồng trước thời điểm tái cơ cấu xuống còn hơn 17.000 tỷ đồng.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
Trợ lực doanh nghiệp tư nhân Việt cất cánh
Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Việt tăng trưởng 60% sau 5 năm
Vietjet khuyến mại vé 0 đồng mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3
Hơn 18.000 doanh nghiệp thành lập mới
Vietnam Airlines khôi phục đường bay TPHCM-Vân Đồn
Sân bay Vân Đồn mở cửa trở lại đón chuyến bay Vietjet đầu tiên
VinShop tặng gói bảo hiểm sức khỏe cho 65.000 chủ tạp hóa
Thương hiệu Big C chính thức chia tay thị trường Việt Nam
Vietjet bay trở lại chặng bay tới Vân Đồn
Bloomberg: VinFast có dự định xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Mỹ